Thứ sáu, 1/3/2024, 15h16

Bạo lực học đường chưa bao giờ là giải pháp đúng

Theo tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A, chn bo lc đ gii quyết nhng bt đng trong mi quan h hàng ngày gia hc sinh vi hc sinh chưa bao gi là gii pháp đúng, ngưc li còn đang trit tiêu các mi quan h lành mnh ca mi hc sinh. Đc bit, s tác đng đến tương lai ca chính các bn…


Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A khng đnh, nhng hành vi mi hc sinh làm khi còn ngi trên ghế nhà trưng s tác đng đến tương lai sau này

Kim soát bn thân đ hn chế hành đng tiêu cc

Chia sẻ tại chuyên đề “Phòng chống bạo lực học đường và văn hóa ứng xử trên mạng xã hội” tại Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức) mới đây, tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A thông tin, bạo lực học đường phát triển mạnh ở giai đoạn THCS, đỉnh cao là lớp 7, 8. Còn ở bậc THPT thì chuyển qua một dạng bạo lực học đường mới. Nhiều học sinh chọn bạo lực thể hiện sự “ngầu” hơn, có thể chọn bạo lực học đường để gây sự chú ý, để bản thân, vì nhu cầu an toàn bảo vệ bản thân… Ngoài ra, bạo lực học đường còn đến từ lý do từ tâm lý ganh ghét, đố kỵ nhau, có xung đột từ trước, từ cách nói chuyện.

“Trong mọi trường hợp, cách giải quyết bất đồng trong mối quan hệ học sinh với học sinh bằng “bạo lực học đường” chưa bao giờ là giải pháp đúng, mà nó còn đang cắt đứt các mối quan hệ lành mạnh của các bạn. Chúng ta được quyền bảo vệ bản thân, được quyền đòi hỏi sự tôn trọng của người khác dành cho mình nhưng không phải là bằng bạo lực. Thay vào đó, cần phải được thay bằng những nhóm năng lực khác: năng lực kết nối xã hội, có khả năng bảo vệ bản thân bằng cách nhận định tình huống; năng lực bản thân. Sự “ngầu” của một người không nằm ở bạo lực mà nằm ở năng lực của bản thân họ đóng góp cho xã hội” - tiến sĩ Tô Nhi A chỉ rõ.

Mặc dù vậy, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nêu thực tế, nhiều bạn biết bạo lực học đường là xấu nhưng vẫn bị “sa” vào vì thiếu kiểm soát được hành vi của bản thân. Đôi khi chúng ta không bình tĩnh, cho rằng mình là người bị hại, chỉ biết nghĩ lợi ích của chính mình, không biết nghĩ cho người khác. Có những lúc chúng ta bỏ qua cho ai đó cũng là lúc chúng ta vì chính mình.

“Khi bạn bị một cảm xúc tiêu cực như giận dữ, buồn chán, tổn thương “cột chân” thì mong muốn thực hiện các hành vi tiêu cực chỉ kéo dài trong 1 phút 29 giây. Như vậy, nếu để kiểm soát bản thân trong các tình huống này thì cần phải chuyển hóa những cảm xúc đó sang một hành động khác. Các bạn có thể đi rửa mặt, tập trung vào hoạt động thể chất như vận động, đi bộ, tập thể dục, làm việc nhà… để điều tiết hành vi, cảm xúc sẽ giúp các bạn thoát khỏi mong muốn làm một điều gì đó có hại cho người khác và có hại cho chính mình” - tiến sĩ Tô Nhi A khuyên.

Hành x văn minh trưc “đim nút” bo lc xut hin

Chuyên gia này cũng chỉ rõ, cái rất không ổn của đại đa số học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay là được ba mẹ bảo bọc nhiều, ít khi phải làm việc nhà mà chỉ cần con dành thời gian cho việc học. Do vậy, để có thể thoải mái về tinh thần, trí tuệ thì các em cần phải ưu tiên cho các hoạt động thể lý, đôi khi có thể phụ giúp ba mẹ làm việc nhà, chăm sóc cơ thể một các đúng cách, từng bước thay đổi chính mình để hoàn thiện trở thành một phiên bản tốt hơn… Việc thay đổi chính mình không diễn ra trong một ngày một bữa mà diễn ra trong nhiều ngày. Mỗi ngày với từng chút một. Ngoài ra, để thay đổi chính mình các em cũng cần sự hỗ trợ của các mối quan hệ xung quanh vì vậy cần chọn lọc các mối quan hệ bạn bè để cùng hoàn thiện bản thân, trở thành người có hành vi, cảm xúc tích cực.


Hc sinh Trưng THPT Dương Văn Thì chia s nhìn nhn v bo lc hc đưng

“Trước mỗi hành vi bạo lực học đường, mâu thuẫn trên mạng xã hội, điều đầu tiên cần nhận diện là tại sao người ta làm những điều đó, có những hành xử mang tính bạo lực trong quan hệ bạn bè. Mọi giải pháp phải gắn với nguyên nhân. Một tập thể lớp nếu bỏ qua cảm giác của mỗi thành viên thì rất có thể xảy ra những mâu thuẫn. Do vậy, ngay từ khi bạo lực chưa xuất hiện thì đã phải hành xử văn minh với bạn bè” - chuyên gia Tô Nhi A nhấn mạnh.

Đặc biệt, bà lưu ý đến mỗi học sinh THPT rằng tất cả những hành vi mà các bạn làm ngày hôm nay đều có nguy cơ tác động đến tương lai của các bạn. Đứng ở vị trí người làm công tác nhân sự trong nhiều năm nay, tiến sĩ Tô Nhi A khẳng định, một nhân sự để tuyển dụng đúng bài bản, tuyển dụng trong các công ty có phúc lợi cao và là nguồn nhân lực chất lượng cao thì… hồ sơ sẽ được coi đến tận bậc THPT. Những dấu vết từ bậc THPT của mỗi bạn thể hiện trong học bạ có thể tác động đến việc bạn có được có cơ hội làm ở lĩnh vực đó hay không, có được nhận công việc đó hay không. Thậm chí, ngoài hồ sơ bậc THPT, nhiều công ty còn đánh giá ứng viên qua trang cá nhân để có cái nhìn toàn diện về ứng viên. Cách các bạn thể hiện các suy nghĩ, lời nói, cảm xúc từ 5-7 năm về trước có thể tác động đến việc bạn sẽ được đánh giá như thế nào trong vị trí đó, công việc đó.

Theo cô Nguyễn Thị Thanh Trúc - Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức), việc nhà trường xây dựng chuyên đề “Phòng chống bạo lực học đường và văn hóa ứng xử trên mạng xã hội” với mong muốn mỗi học sinh sẽ có cái nhìn, nhận diện đúng đắn về bạo lực học đường để có các hành vi, ứng xử phù hợp với bạn bè trong lớp, trong trường và cả trên mạng xã hội.

“Trường học hạnh phúc được xây dựng và bắt nguồn từ chính những mối quan hệ tốt đẹp. Mối quan hệ tốt đẹp ở đây không chỉ là quan hệ từ thầy cô với học sinh mà còn chính từ học sinh với nhau. Một ngôi trường mà ở đó khi học sinh đến trường có bạn bè thân thương, được bạn bè, thầy cô cùng chia sẻ, thấu hiểu, những mâu thuẫn được nói ra, hóa giải thì chắc chắn sẽ từng bước triệt tiêu bạo lực học đường…” - cô Trúc bày tỏ.

Khương Yến