Thứ sáu, 19/4/2024, 11h03

STEM lan tỏa sâu rộng vào đời sống ngành giáo dục

Thi gian qua, ngành giáo dc TP.HCM đã t chc nhiu ni dung, chương trình, hot đng đ c th hóa giáo dc STEM trong tng nhà trưng, tng cp hc. T nhng b ng ban đu, đến nay giáo dc STEM lan ta sâu rng vào đi sng ngành giáo dc.


Ngày hi STEM tiu hc cp thành ph ln đu đưc ngành giáo dc TP.HCM t chc mang đến s thích thú cho hc sinh tiu hc trên đa bàn thành ph

T ngày hi ln cp thành ph

Năm học 2023-2024, giáo dục STEM được ngành giáo dục TP.HCM đẩy mạnh triển khai ở tiểu học. Trong đó không chỉ dừng ở việc cho học sinh tiếp cận, làm quen thông qua các câu lạc bộ STEM, robot hay qua nghiên cứu khoa học mà còn được đưa vào thời khóa biểu chính khóa thông qua STEM bài học với thời lượng 1 tiết/tuần, ở từng khối lớp. Để thầy cô mạnh dạn, quen tay thiết kế các bài dạy STEM môn học, từ đầu năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên một cách bài bản. Đặc biệt, lần đầu tiên ngày hội STEM được ngành giáo dục tổ chức với quy mô trên toàn thành phố, thu hút các trường tiểu học thuộc 21 quận/huyện và TP.Thủ Đức tham gia, với hàng trăm sản phẩm sáng tạo do học sinh thiết kế cũng như những sản phẩm bài dạy STEM được thầy cô và học sinh thiết kế trong các bài học.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM), ngày hội STEM tiểu học lần đầu được ngành giáo dục TP.HCM tổ chức nhằm tạo điều kiện để các trường tiểu học trên địa bàn thành phố giao lưu, rút kinh nghiệm, qua đó tổ chức các hoạt động STEM trong trường ngày một tốt hơn. Ngày hội cũng tạo cơ hội để học sinh các trường được giao lưu, trải nghiệm, tăng năng lực vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách phong phú hơn. “STEM là phương pháp giáo dục tích hợp ở nhiều môn, để làm sao học sinh sử dụng nhiều kiến thức của các môn học đã học trong nhà trường, tổng hợp giải quyết các vấn đề trong chính nhà trường, thực tiễn. Trong cuộc sống thì không có vấn đề nào là đơn môn cả. Tất cả các vấn đề đều đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết. Cho nên kiến thức rời rạc của từng môn nếu không được giáo viên hướng dẫn bằng phương pháp STEM để tích hợp thì khó có thể giải quyết được. Ví dụ, chủ đề ngày hội STEM về bảo vệ môi trường thì giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, hạn chế rác thải nhựa… Học sinh tích hợp những kiến thức này để hình thành các mô hình, dự án, cùng nhau giải quyết vấn đề”, ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cho biết thêm, sau ngày hội cấp thành phố, Sở GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường, cụm trường, các địa phương chủ động thực hiện để học sinh, giáo viên vận hành thuần thục phương pháp giáo dục STEM tích hợp với các môn học trong nhà trường, gắn bài học với thực tiễn. Có thể bắt đầu từ những mô hình, dự án nhỏ để học sinh, giáo viên được cùng nhau trải nghiệm.

… Đến nhng ngày hi cp trưng

Hàng trăm sản phẩm sáng tạo do chính học sinh thiết kế, chế tạo góp mặt trong ngày hội STEAM do Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) tổ chức mới đây đã mang đến những trải nghiệm đầy thú vị cho thầy cô và học sinh toàn trường. Các sản phẩm trong ngày hội không chỉ dừng ở những thiết kế về công nghệ, ứng dụng lập trình, điều khiển bằng điện thoại thông minh, gắn với hơi thở thời đại, qua việc học sinh chế tạo được robot biết đi, biết hát, chúc mừng sinh nhật; các xe dò line chạy bằng điện thoại di động… mà còn là những sản phẩm gần gũi với cuộc sống hàng ngày như chế tạo xà phòng, tinh dầu, làm sữa chua, thịt đông, dưa chua… Đặc biệt, các em học sinh còn thiết kế nhiều sản phẩm trí tuệ nhân tạo.


Không dng  nhng ngày hi ln, các trưng hc ti TP.HCM cũng ch đng t chc nhng hot đng STEM phù hp vi đơn v mình

Đơn cử, sản phẩm xà phòng organic của nhóm 5 học sinh lớp 10A14 thu hút đông đảo học sinh trong trường đến trải nghiệm, tìm hiểu. Bảo Duy (thành viên của nhóm) tự tin giới thiệu: Khác với các sản phẩm xà phòng handmade khác trên thị trường, sản phẩm xà phòng của nhóm sử dụng từ dầu dừa nguyên chất, cùng với tinh dầu nên vừa có tác dụng dưỡng da, làm mềm da tay. “Thông thường, các sản phẩm xà phòng handmade sẽ được làm sẵn từ phôi xà phòng. Tuy nhiên, với sản phẩm của nhóm thì chúng em tự làm ra phôi xà phòng bằng việc kết hợp dầu ăn với NaOH. Đây là ưu điểm của sản phẩm. Để chế tạo sản phẩm, chúng em sử dụng kiến thức hóa học đã học ở lớp 9, ngoài ra còn là kiến thức toán học… Việc học qua sản phẩm rất bổ ích, không chỉ giúp chúng em ôn lại kiến thức cũ, học thêm những kiến thức mới mà còn tăng khả năng làm việc nhóm”, Bảo Duy bày tỏ.

Cô Phạm Nguyễn Quỳnh Thư (Tổ trưởng Tổ công nghệ, Trường THPT Bùi Thị Xuân) đánh giá, các sản phẩm như mô hình nhà thông minh, chuồng nuôi thông minh, vườn tưới cây thông minh… do học sinh sáng tạo trong ngày hội STEAM đều gắn với những kiến thức bài học trên lớp, nhưng được học sinh sáng tạo, áp dụng thêm nhiều mảng kiến thức để thiết kế sản phẩm. Mỗi sản phẩm đều được giáo viên đánh giá, khuyến khích bằng một cột điểm kiểm tra thường xuyên để động viên các em trong sáng tạo. “Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều thuận lợi khi gia tăng tính thực hành trong từng môn học. Điều này khác với trước kia là chỉ chú trọng về lý thuyết. Do vậy, giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, nêu ra ý tưởng, còn chính học sinh sẽ tự thực hành, qua đó tự phát triển năng lực của bản thân qua các sản phẩm sáng tạo. Ngày hội STEAM là cơ hội để thầy trò cùng nhau đưa việc học gắn với thực hành”, cô Thư chia sẻ.

Tương tự, ngày hội STEM do Trường THPT Tenlơman (Q.1, TP.HCM) tổ chức vừa qua cũng tạo ra sự hứng khởi cho học sinh, tận dụng những vật liệu tái chế như vỏ chai nhựa, giấy vụn… để tạo gạch sinh thái, bè nổi… Theo thầy Phạm Thư Tùng (giáo viên môn vật lý, Trường THPT Tenlơman), với phương pháp giáo dục STEM đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. Qua chính quá trình làm sản phẩm, các em không chỉ ôn lại kiến thức mà còn tự mình học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới. “Nếu nhìn nhận đơn thuần thì kiến thức môn vật lý trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khá nặng nề. Tuy nhiên, qua chính các trải nghiệm sáng tạo thì học sinh sẽ học một cách chủ động, dễ dàng hơn. Điều này hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy”, thầy Tùng nói.

Bài, ảnh: Quang Long