Thứ năm, 26/4/2018, 20h58

Ca khúc Việt bị “lai căng”

Tình trng s dng ngôn ng pha tp, trn ln trong nhc Vit đang mc báo đng. Nhng ca khúc “na nc, na m” làm mt đi tính ngh thut, ngôn ng ca dân tc.

Chm đáy ni đau (Mr. Siro sáng tác, Erik trình bày) làm nhiu ngưi choáng váng bi 3 ngôn ng Vit, Anh, Hàn cùng xut hin trong bài hát. Ảnh: K.T

“Tn công” ngưi nghe

Chỉ cần nghe qua một số ca khúc nhạc trẻ hiện nay, có thể thấy, những ca khúc chêm tiếng Anh được nghệ sĩ Việt sáng tác, trình bày nhan nhản. Mới đây, ca khúc Cô gái 1m52 trở thành “cơn sốt” trong giới trẻ có đoạn: “Thì dù cho ai có nói tình mình hơi sai sai/Anh vẫn sẽ đưa em fly high high high”. Ban đầu, những lời hát kiểu này tạo ra sự mới mẻ. Tuy nhiên, để thật sự gây ra sự rung động, hay xúc cảm cho người nghe thì hoàn toàn là điều không thể. Hiện nay, chương trình Sing my song - Bài hát hay nhất 2018 đang thu hút sự chú ý của khán giả trẻ. Từ chương trình này, nhiều gương mặt triển vọng của nhạc trẻ trong nước đã được phát hiện, góp một làn gió mới vào thị trường âm nhạc. Tuy nhiên, chương trình cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả khi nhiều ca khúc sáng tác cho người Việt nghe nhưng lại bị “lai căng” quá nhiều với những ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Hàn được chêm vào hầu hết các ca khúc. Trong một tập của chương trình này, nhạc sĩ Lê Minh Sơn đã không ngần ngại thốt lên sau phần trình diễn của thí sinh: “Giá như bạn đừng đặt tên ca khúc này bằng tiếng Anh. Là bởi tiêu đề “I’m sorry” không gắn kết gì với ca khúc cả”.

Hàng loạt các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ hướng vào sự đổi mới quá phá cách nhưng chính sự phá cách này đã làm giảm giá trị của ca khúc, gây nên những cái “chết yểu” của nhạc trẻ hiện nay. Sự nổi tiếng của ca sĩ Hồ Ngọc Hà có lẽ không cần phải bàn cãi. Sức hút của nữ ca sĩ này trong những chương trình nhạc trẻ là điều không thể phủ nhận. Thế nhưng, khi nhìn vào danh sách những ca khúc “ăn khách” của cô, khán giả sẽ không khỏi giật mình bởi tên những ca khúc như: Say you do, I’m in love, What is love?, Bad boy, Just love, My everything, Forever alone, I’m sorry baby, Daydreams, Hold me tonight, Really love you... Thực tế cũng đã chứng minh, những ca khúc này nhanh chóng đi vào quên lãng.

Không chỉ chêm tiếng Anh, sự nở rộ của những ca khúc chêm tiếng Hàn cũng là điều đáng báo động. Điều này dễ hiểu vì các ca sĩ chỉ việc rập khuôn các thần tượng Hàn Quốc.

Gi gìn s trong sáng ca tiếng Vit

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt luôn là điều mà nhiều người trăn trở và hướng đến. Tuy nhiên, điều này đang dần mất đi, nguyên nhân một phần không nhỏ từ những ca khúc “nửa nạc, nửa mỡ” ngập tràn thị trường nhạc giải trí. Vừa phát hành ngày 12-4, ca khúc Chạm đáy nỗi đau (Mr. Siro sáng tác, Erik trình bày) làm nhiều người choáng váng bởi 3 ngôn ngữ Việt, Anh, Hàn cùng xuất hiện trong bài hát. Đáng nói hơn là ca khúc lại có lượt nghe “khủng”. Điều này cho thấy tâm lý sính ngoại và bắt chước gần như đang là trào lưu trong nhạc trẻ.

Vi nhu cu hi nhp thế gii, vic đan xen nhng ngôn ng là điu khó tránh khi. Tuy nhiên, dù có s giao lưu, đi mi, phá cách thế nào thì nhc Vit cũng cn phi có mt bn sc riêng. Vic vay mưn t ng có th giúp chúng ta nhanh hòa nhp vi thế gii, nhưng điu đó cũng đng nghĩa vic ta đang mt đi giá tr văn hóa ca chính mình.

Thử hỏi cảm xúc gì đọng lại thật lâu, thật sâu khi nghe câu hát trong một ca khúc nhạc trẻ có lời như sau: “Em chỉ muốn nói Saranghae (Em yêu anh). Và em sẽ nói Chowahae (Em thích anh)”. Trước hàng loạt các ca khúc “con lai”, người yêu nhạc cũng lắc đầu ngao ngán, bởi lẽ, sự phong phú, đa dạng này đôi khi lại tạo ra những hiệu ứng ngược.

Một ca khúc hay phải có ca từ ý nghĩa, khiến người nghe xúc động và suy ngẫm. Còn nếu chỉ đơn giản làm ca khúc trở nên dễ nhớ thì không phải cần chêm vào tiếng Anh, tiếng Hàn. Việc tùy tiện chen tiếng nước ngoài vào bài hát không phải lúc nào cũng tốt. Có những trường hợp chen một số từ tiếng Anh vào làm bài hát phản cảm, không hợp với giai điệu, tình cảm. Thế nhưng, nhiều người sáng tác trẻ vẫn “hồn nhiên” với sự phá cách của mình.

Với nhu cầu hội nhập thế giới, việc đan xen những ngôn ngữ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, dù có sự giao lưu, đổi mới, phá cách thế nào thì nhạc Việt cũng cần phải có một bản sắc riêng. Việc vay mượn từ ngữ có thể giúp chúng ta nhanh hòa nhập với thế giới, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa việc ta đang mất đi giá trị văn hóa của chính mình.

Hiện nay, nhiều người sáng tác và ca sĩ trẻ tự nhận thấy những bài hát Việt chêm tiếng Anh, tiếng Hàn... thường chết yểu nhưng vì muốn đánh vào tâm lý giới trẻ sự mới lạ, phá cách nên họ sẵn sàng cho ra đời những đứa “con lai” khó hiểu. Thực tế, tuổi thọ của những ca khúc như thế cũng chỉ thuộc dạng nổi tức thời chứ không được lâu dài. Lâu nay, chưa có bài hát nào bị thổi còi vì dùng ngôn ngữ pha tạp, đan xen tiếng Anh, tiếng Hàn... vô tội vạ nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ quên thực trạng đáng báo động này.

Yên Hà