Thứ ba, 27/2/2018, 21h15

Chinh phục tương lai, phân luồng hướng nghiệp

Mơ h, loay hoay, thm chí th ơ, không quan tâm là nhng gì mà thy Âu Thái Ngc (giáo viên tin hc, Trưng THCS Sương Nguyt Anh, Q.8, TP.HCM) nhn ra khi hưng nghip cho hc sinh ca mình. Làm sao đ các em có th phn nào đnh hưng đưc ngh nghip mt cách nghiêm túc, chính xác ngay t nhng năm THCS là câu hi luôn khiến thy day dt.

“Giám đc” Đ Đình Quang đang hưng nghip các bn trong trưng

“Chinh phục tương lai” là dự án được thầy Ngọc xây dựng với mục đích hướng nghiệp nhưng lại không theo các mô tuýp thông thường khi để chính học sinh tự hướng nghiệp cho nhau. Bên cạnh đó, thầy Ngọc còn mở ra trang web hướng nghiệp, thu hút hàng chục ngàn học sinh quan tâm, mở ra những định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là giúp phân luồng học sinh THCS.

Công ty hưng nghip “made in hc sinh”

Dự án “Chinh phục tương lai” thực chất là xây dựng mô hình hoạt động của một công ty hướng nghiệp với đầy đủ ban bệ do chính học sinh điều hành từ giám đốc, phó giám đốc, thư ký… “Tôi chỉ là người hướng dẫn, cố vấn còn điều hành ra sao là do các em tự lên kế hoạch, tự trải nghiệm”, thầy Ngọc cho biết.

Theo thầy Ngọc, “công ty” có 20 nhân lực, đa phần là học sinh khối 9 trong trường. Trong đó giám đốc tự tìm hiểu tính cách, năng lực của nhân viên để phân việc cho phù hợp bằng việc phỏng vấn tuyển dụng qua một cuộc trắc nghiệm nghề nghiệp. Phó giám đốc sẽ phụ giám đốc quản lý công ty. Thư ký có nhiệm vụ lên lịch, sắp xếp giờ giấc phù hợp của nhân viên mà ở đây là lịch học của học sinh các lớp để công ty hoạt động. Nhóm PR truyền thông sẽ chụp hình, quay phim để quảng bá hoạt động của công ty. Tuyên truyền viên sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị những bài thuyết trình để tuyên truyền trước các lớp trong các buổi hướng nghiệp.

Là người điều hành hoạt động của “công ty”, giám đốc Đỗ Đình Quang (học lớp 9/5) cho biết phải mất hơn một tháng rưỡi, từ khi lên ý tưởng đến xây dựng mô hình hoạt động, công ty mới thật sự đi vào quỹ đạo. “Vài ba tuần đầu, hoạt động rất lủng củng bởi ai cũng mơ hồ về hướng nghiệp. Ai cũng không biết hướng nghiệp là phải làm những gì. Khi chúng em vừa bước vào các lớp để hướng nghiệp, các bạn đặt câu hỏi hơi “hóc” một chút là chúng em “đơ” luôn”, Quang cười nhớ lại.

Khi thư ký lên lịch học của các lớp, giám đốc phải trực tiếp đi đàm phán với giáo viên bộ môn để xin tiết. “Thường là những bộ môn như mỹ thuật, thể dục hay tiết nào trống là chúng em sẽ xin để hướng nghiệp cho các bạn. Đôi lúc cũng gặp khó khăn trong việc đàm phán, phải nhờ thầy cố vấn xin giùm”, Quang dí dỏm. Đến bây giờ, từ những run rẩy ban đầu, các nhân viên trong “công ty” đã có sự nhạy bén, rất tự tin. “Trước những câu hỏi “bắt bí” của các bạn, chúng em sẽ tìm đến sự trợ giúp của thầy cô, hay nói các bạn cho thêm thời gian để tìm hiểu hoặc các bạn có thể sử dụng mạng internet tìm hiểu, dưới sự giám sát thông tin từ ba mẹ, thầy cô. Không chỉ hướng nghiệp cho học sinh trong trường, chúng em còn “lấn sân” sang trường bạn. Vừa qua, chúng em đã hướng nghiệp tại Trường THCS Dương Bá Trạc (Q.8), với mong muốn thật nhiều bạn bè có ý thức và kiến thức về hướng nghiệp, để chinh phục tương lai”, Quang chia sẻ.

Làm nhiệm vụ tuyên truyền viên, Võ Thị Mỹ Tâm (học lớp 8/1) đánh giá, dự án như một chiếc gậy thần để học sinh tự tìm hiểu về nghề. Chúng em nói với nhau về nghề nghiệp sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn là người lớn nói.

Trang web hưng nghip phân lung

Trước khi thực hiện dự án “Chinh phục tương lai”, thầy Ngọc đã sáng lập ra trang web mang tên huongnghiephocsinh.com. “Trên mạng hiện có rất nhiều trang web hướng nghiệp nhưng phần nhiều mang yếu tố kinh doanh. Trong khi đó, hiện nay học sinh học rất nhiều nhưng lại chưa thật sự có định hướng rõ ràng. Nếu không hướng nghiệp từ cấp THCS mà đợi đến năm lớp 12 mới dò dẫm chọn nghề này, nghiệp nọ thì thiệt thòi cho các em”, đó là lý do mà thầy Ngọc xây dựng trang web hướng nghiệp.

Thy và trò mang d án tham gia cuc thi Giáo viên sáng to trên nn tng công ngh thông tin

“Bắt đầu thực hiện từ tháng 2-2017, sau 3 tháng mới hoàn thiện. Ngày nào cũng trên dưới 10 giờ vật lộn với máy tính vì tôi không hề biết chút gì về xây dựng trang web. Rồi phải đặt mình vào vị trí của học sinh, tự đưa ra những câu hỏi về hướng nghiệp và giải đáp để trang web hấp dẫn, thiết thực. Trang web đã chính thức mua tên miền vào tháng 11-2017”, thầy Ngọc nhớ lại.

Vi nhng ý nghĩa thiết thc, d án “Chinh phc tương lai” và trang web hưng nghip ca thy Âu Thái Ngc đã vưt lên gn 200 công trình nghiên cu, đt gii nht trong cuc thi Giáo viên sáng to trên nn tng công ngh thông tin năm hc 2017-2018 do S GD-ĐT TP.HCM t chc va qua.

Trên trang web hướng nghiệp, thầy Ngọc không chỉ đưa ra những thông tin về nghề nghiệp mà còn là những câu hỏi trắc nghiệm nghề theo phương pháp John Holland, dựa trên đặc điểm, tính cách của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó còn hướng lựa chọn nghề cho học sinh theo các khối, môn. Thậm chí còn dự đoán tương lai theo điểm trung bình năm học hoặc học kỳ. “Điều đặc biệt khi xây dựng trang web hướng nghiệp này, tôi hướng đến yếu tố phân luồng học sinh THCS. Đây cũng là tham vọng của tôi. Tức là đưa ra hướng học nghề cho các em lựa chọn, theo khả năng của bản thân. Để học sinh và ngay cả phụ huynh đừng “cố đấm ăn xôi” với suy nghĩ sai lầm rằng học nghề không sang như người ta”, thầy Ngọc day dứt.

Xa hơn nữa, thầy Ngọc chia sẻ muốn biến trang web thành một con robot để tự động phân luồng, tự đánh giá bản thân giúp học sinh. “Đến nay trang web đã có trên 60 ngàn lượt truy cập. Đồng nghĩa với việc ít nhất 60 ngàn học sinh đã có thể tiếp cận kiến thức hướng nghiệp và tự tìm ra cho mình hướng đi tương lai”, thầy Ngọc tự hào.

Thầy Nguyễn Hoàng Dũng (Phó Hiệu trưởng nhà trường) đánh giá rất cao về ý nghĩa thiết thực trong việc hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh bậc THCS của dự án “Chinh phục tương lai” và trang web. “Định hướng nghề nghiệp từ bậc THCS là rất quan trọng nhưng chưa được học sinh và phụ huynh quan tâm. Qua dự án và trang web sẽ giúp các em có kiến thức để đưa ra những lựa chọn ban đầu của bản thân trong ngã rẽ sau khi tốt nghiệp THCS”, thầy Dũng nói.

Cho học sinh tiếp cận và sử dụng trang web, cô Nguyễn Thị Thúy Uyên (giáo viên Trường THCS Chánh Hưng, Q.8) cho biết các em cực kỳ thích thú trước những ứng dụng trên trang web hướng nghiệp. Các em hiểu hơn về các nghề nghiệp trong tương lai, nhất là những nghề mình thích, mình có khả năng. Từ đó sẽ đưa ra những kế hoạch học tập cho phù hợp để chinh phục tương lai của mình.

Yến Hoa