Thứ bảy, 7/7/2018, 20h13

Chương trình giáo dục trải nghiệm: Đòi hỏi cao, khó đáp ứng!

Có l là ln đu tiên trong nn giáo dc nưc nhà, hot đng tri nghim (HĐTN) vi mt hot đng chính thc mang tính tng hp tr thành mt chương trình giáo dc bt buc t lp 1 cho đến lp 12: tiu hc đưc gi là HĐTN, THCS và THPT đưc gi là HĐTN, hưng nghip.

Hc sinh tiu hc tri nghim tìm hiu quy trình trng rau xanh. Ảnh: N.Trinh

1. Theo Bộ GD-ĐT, HĐTN tạo cơ hội cho HS huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn... dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi.

HĐTN được thực hiện dưới 4 loại hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ. Theo đó, HĐTN có thể được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường. HĐTN được đề cập một cách chính thức là huy động sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, phụ huynh, chính quyền địa phương… Điều đó khác với hiện nay là hoạt động rất linh hoạt, có phần tùy tiện tùy theo điều kiện từng trường, từng địa phương.

2. HĐTN được cho là sẽ giúp HS hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người. HĐTN giúp HS có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Đây có thể nói là những mục tiêu rất khái quát mang ý nghĩa cao của HS trong thời kỳ mới, là tiền đề quan trọng để trở thành những cá nhân tích cực, những công dân tốt, sẽ đóng góp thiết thực, hữu ích vào tiến trình bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, đối chiếu với những kết quả đạt được trong việc thực hiện một phần các HĐTN trước đây, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện GV và tâm lý của phụ huynh, HS, có thể nói rằng chương trình giáo dục HĐTN có đòi hỏi khá cao nhưng khó thực hiện được đầy đủ, hoặc muốn thực hiện được có hiệu quả thì phải có nhiều thay đổi, cải tiến tích cực về đội ngũ, về phương thức, về điều kiện vật chất kỹ thuật... Ở “Yêu cầu cần đạt về phẩm chất”, thông qua HĐTN, HS tiểu học phải đạt được 5 yêu cầu chính, trong đó yêu cầu đầu tiên là “Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước”. Thực tế cho thấy, yêu cầu này rất khó đáp ứng với phần đông HS tiểu học, kể cả ở lớp 5, nên nếu vẫn giữ yêu cầu này thì nên chỉ là “bước đầu” và đặt ở vị trí sau cùng. Hay ở “Yêu cầu cần đạt về năng lực”, ở bậc tiểu học mà đòi hỏi “Bước đầu biết xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch hoạt động” thì cũng không dễ, nên chăng chỉ là “bước đầu làm quen việc xây dựng…” là khả thi hơn. Tương tự như vậy, ở bậc THPT, nhiều HS vẫn rất khó “Tự quyết định được một số vấn đề có liên quan đến bản thân trong cuộc sống” mặc dù điều này là rất quan trọng và cần thiết để rèn tính tự lập, tính chủ động cho trẻ; do đó nên chăng chỉ là “Biết học cách tự quyết định…” thì có thể phù hợp hơn!

3. Ở phần “Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp”, chương trình đề ra nhiều nội dung và yêu cầu khá chi tiết, thực tế là những mong muốn khá hợp lý, nhưng với điều kiện xã hội Việt Nam, trẻ có xu hướng ngày càng được cưng chiều, cha mẹ thì có xu hướng bảo bọc con quá mức nên việc đáp ứng cũng không đơn giản. Điều này nếu chỉ có tác động từ phía nhà trường không thôi là rất khó thành công. Chẳng hạn, với yêu cầu “Giới thiệu được những điểm mạnh của bản thân với mọi người” thì gần như rất ít HS lớp 1 thể hiện được, mà ngay cả HS bậc THPT cũng lúng túng, vì nhiều em không biết được ưu điểm hay hạn chế của mình, bởi các em có quá ít HĐTN, ít chủ động thực hiện điều gì. Hay với HS lớp 2 có yêu cầu “Bước đầu biết sử dụng một số dụng cụ lao động như chổi, cuốc, xẻng...” thì cũng e là phi thực tế. Còn HS lớp 3 có thể “Kể được các sở thích của bản thân” nhưng bảo các em “biết tự hào về bản thân” thì cũng rất khó...

4. Về các hình thức tổ chức HĐTN, chương trình đề ra 4 hình thức: Hình thức có tính khám phá (thực địa - thực tế, tham quan, trò chơi...); hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (diễn đàn, giao lưu, hội thảo…); hình thức có tính cống hiến (thực hành lao động, hoạt động tình nguyện, nhân đạo...); hình thức có tính nghiên cứu, phân hóa (dự án và nghiên cứu khoa học, hoạt động theo nhóm sở thích). Việc thực hiện nhiều phương thức trong các hình thức này cần có sự nghiên cứu thấu đáo và định hướng kỹ cho GV thì mới có thể giúp cho HS thực hiện được. Chẳng hạn, với hình thức có tính nghiên cứu thì chính bản thân nhiều GV cũng còn lúng túng, bỡ ngỡ vì thiếu kỹ năng, thiếu trải nghiệm, thì liệu có thể tổ chức, hướng dẫn tốt cho HS được hay không?

Tóm lại, các mục tiêu, nội dung, yêu cầu trong chương trình HĐTN là khá tiến bộ, khoa học, nhưng xét trong điều kiện thực tiễn của nước ta hiện nay và những năm tới thì e là rất khó thực hiện. Do đó, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về phương thức, lộ trình, cơ sở vật chất, con người… thì mới có thể thực hiện có hiệu quả như mong muốn!

Trúc Giang