Thứ bảy, 11/8/2018, 20h19

Chương trình Ngữ văn mới phải mở, vì sao?

Chương trình m là chương trình ch quy đnh mt s chun cn đt ct lõi và nhng ni dung dy hc quan trng ca hc vn ph thông. Còn li đ mt khong trng ln dành cho tác gi SGK và giáo viên t ch, sáng to.

Tiết hc môn ng văn ca hc sinh ti TP.HCM. Ảnh: D.Bình

Đây là xu thế xây dựng chương trình của nhiều nước phát triển. Một trong những biểu hiện chương trình Ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở là chỉ quy định một số tác phẩm bắt buộc tiêu biểu của văn học dân tộc; còn lại gợi ý một danh sách mở cho tác giả SGK tự chọn và có thể bổ sung nhiều tác phẩm khác, miễn là đáp ứng được các yêu cầu cần đạt và tiêu chí lựa chọn văn bản đã nêu trong chương trình.

Tại sao phải xây dựng chương trình mở? Trước hết là do tri thức của nhân loại tăng lên rất nhanh, cuộc sống biến động liên tục, khôn lường, nay là mới mà mai đã lạc hậu rồi, vì thế không thể khép kín, đóng chặt cánh cửa nhà trường. Thứ hai, phải mở mới tạo điều kiện cho các tác giả SGK và giáo viên giỏi phát huy quyền tự chủ, sáng tạo, mới có thể đa dạng hóa các nguồn thông tin trong dạy học. Thứ ba, chúng ta đang hướng tới thực hiện chủ trương một chương trình nhiều SGK. Muốn có nhiều SGK thì chương trình phải xây dựng theo hướng mở. Nếu chương trình quy định quá chi tiết, bắt buộc đến từng tác phẩm cho từng lớp, từng tuần… thì không thể có nhiều SGK. Vì nếu thế các SGK đều na ná giống nhau, vì buộc phải viết về cùng một tác phẩm như nhau. Hai bộ sách Ngữ văn THPT cơ bản và nâng cao vừa qua là một ví dụ cho thấy sự vô nghĩa này.

Vi chương trình Ng văn mi, điu quan trng quyết đnh nng hay nh, cn la chn tác phm nào và dy nó ra sao thì phi xem yêu cu cn đt ca chương trình ch không ch da vào danh mc tác phm. Vn là tác phy, nhưng yêu cu cn đt như thế nào thì s là nng hay nh.

Tất nhiên mở nhưng vẫn phải bảo đảm để học sinh có học vấn nền tảng. Vì thế chương trình phải vừa bảo đảm tri thức cốt lõi vừa luôn mềm dẻo, linh hoạt đáp ứng và phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn. Các chuẩn cần đạt và nội dung dạy học cốt lõi nêu trong chương trình sẽ buộc tác giả SGK và giáo viên phải bảo đảm yêu cầu này. Cho nên với chương trình Ngữ văn mới, điều quan trọng quyết định nặng hay nhẹ, cần lựa chọn tác phẩm nào và dạy nó ra sao thì phải xem yêu cầu cần đạt của chương trình chứ không chỉ dựa vào danh mục tác phẩm. Vẫn là tác phẩm ấy, nhưng yêu cầu cần đạt như thế nào thì sẽ là nặng hay nhẹ.

Nhiều ý kiến lo lắng, nếu mở như thế sẽ rất khó “kiểm soát” và không bảo đảm tính thống nhất giữa các SGK. Giải quyết điều này không khó, vì để biên soạn và xuất bản được, SGK phải qua nhiều “lưới lọc” kiểm tra và cùng phải hướng đến các chuẩn cần đạt. Trước hết, việc lựa chọn tác phẩm phải tuân thủ các tiêu chí đã quy định ngay trong chương trình. Thứ hai, SGK phải tuân thủ các tiêu chuẩn được của Bộ GD-ĐT quy định. Thứ ba, SGK phải qua biên tập của nhà xuất bản. Cuối cùng, SGK phải được Hội đồng thẩm định quốc gia xem xét, thông qua thì mới có thể được xuất bản. Ngoài ra, tất cả SGK đều chịu sự đánh giá, sàng lọc của giáo viên và học sinh khi sử dụng.

Việc kiểm tra, đánh giá sẽ phải dựa vào các yêu cầu cần đạt nêu trong chương trình mỗi lớp mà ra đề. Ví dụ, để đánh năng lực đọc hiểu, phân tích, cảm thụ thơ, có thể căn cứ vào một đoạn/bài bất kỳ chưa học để yêu cầu học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đó có thể học sinh viết được ít và chưa hay, còn mắc nhiều lỗi nhưng quan trọng đó là suy nghĩ, cảm nhận của chính các em. Cho dù còn mắc lỗi như thế vẫn còn hơn cứ học thuộc, rồi chép lại bài văn mẫu hoặc lắp ghép bài văn trên mạng. Nếu cứ thế, chúng ta đang góp phần tạo ra những công dân chỉ biết ỷ lại, nói theo; không biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, không có cá tính và nhất là không biết xấu hổ khi nói dối, đạo văn... Dạy văn là dạy người và góp phần giáo dục nhân cách là thế.

PGS.TS Đ Ngc Thng
(Ban Son tho chương trình Ng văn mi)