Thứ bảy, 15/7/2017, 21h10

Cơ hội nào cho người trẻ viết sách sử?

Khuyến khích ngưi tr viết sách lch s là điu nên làm bi tình yêu vi s Vit. D hay khó vn là bài toán chưa có câu tr li chính xác nhưng nhng khi sc gn đây đã cho thy tín hiu lc quan vi hưng đi này.

To thêm nhiu sân chơi lch s, nhiu tác phm lch s hay là cách để thế h tr không quay lưng vi s Vit (Các em nh hào hng vi sân chơi “Dân ta phi biết s ta” ti đưng sách TP.HCM)

Khi ngưi tr k chuyn s

Vừa qua, buổi ra mắt cuốn “Sử Việt - 12 khúc tráng ca” đã thu hút đông đảo độc giả. Điều làm nhiều người ngạc nhiên hơn nữa khi tác giả của cuốn sách gây chú ý đó lại là Dũng Phan, một tác giả 8X lần đầu chấp bút. Hơn 5.000 ấn bản được đặt trước, 1.000 ấn phẩm đặc biệt được bán hết sau 4 giờ, giấy phép tái bản lấy ngay trong ngày phát hành online đầu tiên.

“Sử Việt - 12 khúc tráng ca” kể 12 câu chuyện về 12 triều đại anh hùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, từ dòng họ Khúc với công lao đặt nền móng tự chủ đến những công - tội còn gây nhiều tranh cãi của triều Nguyễn. Với lối kể chuyện hấp dẫn cùng những phân tích sâu sắc, cuốn sách đem đến một cái nhìn gần gũi và cuốn hút hơn về lịch sử, để lịch sử không còn là những con số thống kê khô khan mà trở thành bản hùng ca bi tráng, hào hùng của con người đất Việt.

Vì lẽ đó, ngay từ khi ra mắt, “Sử Việt - 12 khúc tráng ca” đã tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng người yêu lịch sử nói riêng và độc giả nói chung. Trên các hệ thống thương mại điện tử, 5.000 bản in đã được đặt trước từ khi cuốn sách chưa chính thức phát hành, trong đó 1.000 ấn bản đặc biệt đã bán hết sau 4 giờ. Giấy phép tái bản đã được lấy ngay trong ngày phát hành online đầu tiên.

Theo tác giả Dũng Phan, “thành công của “Sử Việt - 12 khúc tráng ca” khiến tôi thật sự bất ngờ. Giữa luồng thông tin đầy bi quan về sự thờ ơ, thiếu hiểu biết của giới trẻ với lịch sử nước nhà, việc một cuốn sách kể chuyện sử Việt được độc giả, trong đó phần lớn là độc giả trẻ nồng nhiệt đón nhận khẳng định người trẻ vẫn luôn quan tâm đến cội nguồn”.

Khơi dy tình yêu lch s

Không hệ thống hóa một cách hàn lâm, nặng về sử liệu, thống kê như sách lịch sử chuyên môn, không tiểu thuyết hóa với hàng hàng lớp lớp nhân vật như tiểu thuyết lịch sử, tập sách nhỏ chỉ đơn giản định nghĩa cách tiếp cận của mình: kể chuyện lịch sử. Chính mong muốn lan tỏa đam mê và niềm tự hào lịch sử với các bạn trẻ là động lực lớn nhất để tác giả Dũng Phan hoàn thành tác phẩm đầu tay này.

Viết sách v lch s không đơn gin, đc bit đi vi nhng tác gi tr. Nhng tín hiu đáng mng trên th trưng sách s Vit gn đây đã cho thy gii tr không h quay lưng vi s Vit. Tuy nhiên, đ ngưi tr thêm mn mà, tâm huyết vi con đưng y thì cn s h tr t nhiu phía.

Sân chơi lịch sử, lan tỏa tình yêu với sử Việt đến thế hệ trẻ là vấn đề không dễ dàng trong xu thế xã hội có quá nhiều loại hình giải trí như hiện nay. Cùng thời điểm với thành công của “Sử Việt - 12 khúc tráng ca” là một thành công cũng liên quan đến sách sử khác, cuốn “Lĩnh Nam chích quái” ấn bản có minh họa mới do NXB Kim Đồng thực hiện. Nguyên gốc là một tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam được biên soạn vào khoảng cuối đời nhà Trần.

Với “Lĩnh Nam chích quái”, độc giả thích thú với một số lượng lớn tranh minh họa của họa sĩ Tạ Huy Long. Những nét minh họa vừa mang nét xưa lại vừa có phong cách hiện đại đã thu hút độc giả. Có thể thấy, sách lịch sử dành cho thiếu nhi, thiếu niên và cả những bạn đọc trẻ là một mảng sách rất thu hút, nếu tìm được hướng tiếp cận phù hợp. Khi sử Việt được kể lại theo đúng cách mà các bạn trẻ yêu thích và được kể bởi những người trẻ sẽ thổi thêm một làn gió mới vào thị trường sách sử hiện nay. Với hướng đi này, lịch sử dân tộc đang gần gũi hơn với độc giả, nuôi dưỡng thêm tình yêu với lịch sử đất nước của những người trẻ. Những năm gần đây, NXB Kim Đồng và NXB Trẻ đều có những bộ sách sử chính thống hướng đến bạn đọc trẻ như “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” hay “Truyện tranh lịch sử Việt Nam”. Tuy nhiên, sự lan tỏa chưa thật sự mạnh mẽ. Trên thực tế, hiện nay ở nước ta không có nhiều những cuốn sách lịch sử Việt Nam nhỏ gọn, dễ đọc, dễ nhớ. Những bộ chính sử như “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Đại Nam thực lục”... hầu hết đều được viết dưới dạng biên niên, kể lại các sự kiện theo trình tự thời gian, chỉ phù hợp để tra cứu thay vì được đọc một cách hứng thú.

Viết sách về lịch sử không đơn giản, đặc biệt đối với những tác giả trẻ. Những tín hiệu đáng mừng trên thị trường sách sử Việt gần đây đã cho thấy giới trẻ không hề quay lưng với sử Việt. Tuy nhiên, để người trẻ thêm mặn mà, tâm huyết với con đường ấy thì cần sự hỗ trợ từ nhiều phía.

Bài, nh: Yên Hà