Thứ năm, 9/8/2018, 20h34

Cô nữ sinh mang áo dài sang Pháp

Chn tiếng Pháp làm ngôn ng mà “thanh xuân y mình theo đui”, Lê Vũ Thc Anh (lp 12SN1, Trưng THPT chuyên Lê Hng Phong, Q.5) đã gt hái đưc khá nhiu thành công, gn đây nht là gii nht cp TP môn tiếng Pháp. Ngôn ng này cũng đã “chp cánh” cho cô bn thc hin ưc mơ du hc x s tình yêu đy lãng mn này.

Lê Vũ Thc Anh nhn gii Á quân cuc thi “Tìm kiếm gương mt n sinh áo dài” 2017

Không chỉ giỏi tiếng Pháp, Thục Anh còn từng được giới học sinh TP biết đến là gương mặt Á quân cuộc thi “Tìm kiếm gương mặt nữ sinh áo dài” 2017 do Báo Giáo dục TP.HCM, VTM Online tổ chức. Cùng với tình yêu áo dài, Thục Anh hy vọng có thể quảng bá hơn nữa nét đẹp của tà áo dài Việt Nam đến với bè bạn quốc tế.

“Yêu” tiếng Pháp t khi còn nh

Hẹn gặp Thục Anh một trưa Sài Gòn nắng. Thục Anh với mái tóc dài, vẻ nhu mì đúng chất… con gái Hà Nội, bất giác tôi nhớ đến câu thơ của Nguyên Sa: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”.

Nói về bản thân và cơ duyên đến với tiếng Pháp, Thục Anh kể rằng bản thân được tiếp xúc với tiếng Pháp từ khi còn rất nhỏ khi gia đình có người bên Pháp. Tuy nhiên, ban đầu cô bạn học chỉ để đối phó. Nhưng càng học, lại càng bị “cuốn” vào “thứ ngôn ngữ lạ kỳ này” trước cách phát âm luyến láy, những cụm từ nói mà nghe như hát.

“Em may mắn có sự hậu thuẫn lớn từ phía gia đình, đặc biệt là bà. Ngày nhỏ, mỗi lần dạy tiếng Pháp cho em, bà thường bắt đầu bằng những mẩu chuyện tiếng Pháp nhỏ, sau đó bà dịch ra tiếng Việt, vừa dịch bà vừa giảng giải. Cứ như thế, tuổi thơ em đã đi cùng biết bao những mẩu chuyện tiếng Pháp đầy thú vị mà êm đềm như thế”, Thục Anh nhớ lại.

Khi lên cấp III, chọn học trong môi trường song ngữ tại Trường chuyên Lê Hồng Phong, Thục Anh ngày ngày vẫn tự học tiếng Pháp. Thay vì xem phim, nghe nhạc, đọc báo bằng tiếng Việt thì Thục Anh chọn tiếng Pháp làm ưu tiên để tăng cường cách phát âm và tăng vốn từ vựng. Theo Thục Anh, tiếng Pháp là một ngôn ngữ khá thú vị, dù ngữ pháp có hơi khó hiểu nhưng phát âm thì lại dễ dàng khi không quá chú trọng vào cách nhấn trọng âm như trong tiếng Anh.

Trong môi trường trường chuyên, để có thể vừa vượt trội về tiếng Pháp và vừa không bị “tụt hậu” về các môn văn hóa, Thục Anh cho biết, bản thân phải lên kế hoạch cho từng môn học và nỗ lực rất nhiều. “Đối với từng môn thì trước kiểm tra một tuần em luôn dành thời gian để tập trung ôn tập, xem lại các kiến thức đã học. Với tiếng Pháp, mỗi ngày em luôn dành thời gian ít nhất 30 phút để xem lại từ vựng”.

Bên cạnh đó, Thục Anh cũng kết bạn với nhiều bạn bè nước Pháp để có thể trò chuyện và tìm hiểu về nền văn hóa Pháp. “Chỉ khi mình thật sự yêu mến một đất nước nào thì mình mới có thể có động lực và sự quyết tâm, tự giác cao độ để theo đuổi và rèn luyện mình trong ngôn ngữ đó”, Thục Anh chia sẻ.

Áo dài ta nng quê nhà…

Yêu nước Pháp, yêu ngôn ngữ Pháp, Thục Anh bật mí, những ngày này mình đang hoàn tất hồ sơ du học Pháp ngành kinh tế quản lý. Và chắc chắn trong hành trình “tha hương” ở nước ngoài đó, cô bạn nói sẽ mang theo tà áo dài như để nguôi ngoai nỗi nhớ quê và lan tỏa nét đẹp văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

“Dù ở đâu… Paris, London hay ở những miền xa/ Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố/ Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó… những lời thơ trong bài hát Một thoáng quê hương luôn làm em day dứt. Em luôn hình dung thấy giữa đại lộ Paris xa lạ, tà áo dài tựa như “nắng quê nhà” bay trên đường có lẽ sẽ “sưởi ấm” và gắn kết bao trái tim xa xứ”, Thục Anh trầm tư.

N sinh Lê Vũ Thc Anh
“Dù  đâu… Paris, London hay  nhng min xa/ Thoáng thy áo dài bay trên đưng ph/ S thy tâm hn quê hương  đó… nhng li thơ trong bài hát Mt thoáng quê hương luôn làm em day dt. Em luôn hình dung thy gia đi l Paris xa l, tà áo dài ta như “nng quê nhà” bay trên đưng có l s “sưm” và gn kết bao trái tim xa x”, Thc Anh trm tư.

Cuộc nói chuyện giữa tôi và Thục Anh, bất giác tự khi nào đã chuyển sang tà áo dài. Là câu chuyện về tình yêu của Thục Anh với áo dài từ lần đầu tiên được khoác lên mình tà áo ấy đến khi là cô nữ sinh Lê Hồng Phong, lọt top 20 Nữ sinh áo dài 2016 và trở thành Á quân Nữ sinh áo dài 2017. “Đó là một hành trình dài đầy thú vị và bổ ích với áo dài. Em luôn cảm thấy mình rực rỡ và dịu dàng nhất khi mặc áo dài. Áo dài là một nét đẹp văn hóa truyền thống, là quốc phục của người Việt Nam, khá khác biệt so với các nước khác. Áo dài không màu mè, không phô trương, chỉ e ấp nhưng lại tôn vinh được nét dịu dàng, nhu mì của phụ nữ Việt. Em đã từng tặng cho một bạn gái Pháp chiếc áo dài, và thật bất ngờ là bạn ấy vô cùng thích thú, luôn chọn mặc vào những dịp quan trọng”.

Trước khi chia tay, Thục Anh nói rằng, bản thân hy vọng sẽ có thêm thật nhiều bạn trẻ quan tâm đến tiếng Pháp, ngoài tiếng Anh. Bởi tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ chính trong hệ thống các nước châu Âu. Do đó, cơ hội việc làm mở ra là rất lớn. “Đừng đóng khung rằng mình chỉ học một ngôn ngữ nào đó. Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng được, miễn là có cơ hội. Và chỉ khi đó, mình mới có thể quảng bá đất nước mình, dân tộc mình đến năm châu nhiều hơn nữa”.

Yến Hoa