Thứ bảy, 5/8/2017, 20h01

Đại hội Âm nhạc Truyền thống Việt Nam tại Pháp: Khơi nguồn dòng chảy âm nhạc từ giới trẻ

Đến tham d Đi hi Âm nhc truyn thng Vit Nam ln 4 ti Nhà hát M.A.S de Paris (Pháp) va qua, đo din Thanh Hip đã có nhng chia s v s kin văn hóa đc bit này. Đây  là đim hn c hai năm mt ln, các ngh sĩ âm nhc dân tc đnh cư ti các nưc trên thế gii li hi t v mt quc gia có đông kiu bào sinh sng đ trao di kinh nghim và trên hết là cùng nhau hưng v ci ngun dân tc, truyn dy cho thế h tr v âm nhc dân tc.

Đo din Thanh Hip (bìa trái) và các thành viên ca nhóm FAVIC - ngưi ngoi quc hát dân ca Vit Nam

To không gian m đ gii tr hiu hơn v âm nhc dân tc

Đại hội năm nay theo nhận định của các giáo sư đến từ nhiều quốc gia có đông kiều bào sinh sống đã tạo được không gian mở để giới trẻ hiểu hơn về âm nhạc truyền thống dân tộc. Ngày đầu tiên,  đại hội đã tổ chức các chuyên đề giới thiệu về âm nhạc dân tộc ba miền. NSND Phương Bảo (Pháp) và Nguyễn Thị Thanh (Việt Nam) nói chuyện về Âm nhạc truyền thống miền Bắc; giáo sư Phương Oanh (Pháp), nghệ sĩ Kim Uyên (Canada) và nghệ sĩ Hồ Thụy Trang (Pháp) trình bày về âm nhạc truyền thống miền Trung; GS Ngọc Dung, NS Thanh Lê giới thiệu về âm nhạc truyền thống miền Nam. Hơn 80 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công của 9 đoàn âm nhạc dân tộc tại các quốc gia: Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Na Uy, Việt Nam đã tham dự và tạo không khí tranh luận sôi nổi.

NSND Phương Bảo xúc động khi ngày thứ hai của đại hội, cuộc thi tuyển chọn các thí sinh xuất sắc đàn tranh đã bước vào vòng chung kết với sự tranh tài của 6 nghệ sĩ (hệ đào tạo 5 năm và 3 năm). Không chỉ có NSND Phương Bảo rơi nước mắt mà các giáo sư, nghệ sĩ và khán giả đã khóc khi nghe thí sinh Lan Anh (bị khiếm thị từ nhỏ, học đàn tranh tại trường dòng Bình Tân) lần đầu tiên được sang Pháp do các nhà hảo tâm tài trợ.

Cùng mang về 2 giải nhất (hệ 5 năm) còn có hai em Quỳnh Nhi và La Na. “Em đứng ra tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhỏ, quy tụ nhiều bạn trẻ sinh ra và lớn lên tại Pháp để nói về âm nhạc truyền thống. Có lần một nhóm bạn không biết đã lấy nhầm hình cây tranh của Trung Quốc làm hình nền in trên sân khấu và băng rôn. Khi được các nghệ sĩ đi trước góp ý, các bạn đã khắc phục. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về âm nhạc dân tộc với sự chuẩn mực từ đại hội này, là một kênh thông tin quý giá đối với thế hệ trẻ của chúng em” - Quỳnh Nhi tâm sự.

Tìm chun mc cho đào to t xa

Đạo diễn Thanh Hiệp rớt nước mắt khi tham dự hội thảo khoa học đầu tiên mà đại hội năm nay hướng tới, đó là tìm ra chuẩn mực của việc đào tạo từ xa, hướng đến cộng đồng trẻ trong việc trang bị kiến thức về âm nhạc dân tộc, và khơi gợi trong giới tré sinh ra, lớn lên tại hải ngoại biết về cội nguồn văn hóa. Giáo sư Phương Oanh có trên 40 năm đứng trên bục giảng, bà khẳng định: “Dạy cho giới trẻ về âm nhạc dân tộc ngày nay có nhiều hiệu ứng từ việc dùng các thiết bị công nghệ. Học trò ở khắp các nước trên thế giới, cứ canh giờ mà lên mạng học đàn với thầy cô. Đào tạo từ xa đã có đại hội 2 năm một lần, để các em tụ lại và báo cáo thành quả. Giải thưởng trị giá không cao, chỉ từ 700 đến 1500 euro/giải, nhưng quý nhất là được một tổ chức có uy tín về âm nhạc truyền thống Việt Nam cấp bằng công nhận”.

Giáo sư Ngọc Dung cho biết thêm, dạy đàn cho mầm non sống ở xứ người đã khó, dạy cho “mầm già” bắt đầu thảnh thơi, muốn học nhạc cụ dân tộc, càng khó hơn. “Tôi đáp ứng tất cả các nhu cầu, sàn lọc những hạn chế của tuổi già, để dạy cho các cô, các chú, các bác tóc bạc học đàn tranh. Có một giáo trình riêng vì họ không nhìn thấy rõ nốt nhạc, hiệu ứng từ việc học của họ chính là ông bà làm gương, con cháu trong nhà sẽ noi theo mà học nhạc cụ dân tộc”.

Theo giáo sư Nguyễn Mai - Trưởng ban tổ chức đại hội năm 2019 sẽ đăng cai tổ chức tại tiểu bang California - Mỹ: “Đại hội hướng tới vẫn là sự chia sẻ đầy ý nghĩa này để tìm ra sự chuẩn mực trong đào tạo từ xa. Việc đào tạo ở hải ngoại khó khăn hơn trong nước, giáo trình phải được cập nhật thường xuyên và đại hội với sự tham gia của nhiều giáo sư tâm huyết từ trong nước sang, sẽ bổ sung để hướng đến những giá trị cho việc đào tạo”.

Đêm chia tay với chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống đã thu hút đông đảo khán giả kiều bào, các nhà nghiên cứu tham dự. Các đoàn văn nghệ dân tộc gồm: Hướng Việt, Montreal, Phượng Ca dân ca quốc nhạc, Phượng Ca Lognes, Phượng Ca Oslo, Tiếng vọng quê hương, Tiếng tơ đồng, Tre Việt, Favic đã trình bày những tác phẩm âm nhạc dân gian của ba miền. NSND Phương Bảo cứ lau nước mắt, cảm xúc dâng trào vì đã có những hạt nhân tiếp bước thế hệ của bà như nghệ sĩ đàn tranh Lý Diệu Sang và Hồng Việt Hải, đó là những nhân tố trẻ tác động đến sự phát triển không ngừng của âm nhạc dân tộc”.

Đạo diễn Thanh Hiệp chia sẻ: “Những thành tựu đạt được của đại hội năm nay đã cho thấy sức sống mãnh liệt của âm nhạc truyền thống trên xứ người. Chính những giáo sư mái tóc đã điểm trắng ươm mần để có được một thế hệ nghệ sĩ trẻ giàu tâm huyết như: Hồng Việt Hải, Lý Diệu Sang, Huỳnh Phi Thuyền… tiếp tục làm công việc duy trì một dòng chảy văn hóa nghệ thuật hướng về cội nguồn trên đất khách. Rời Pháp với những niềm vui về thành tựu này, tôi tin cứ hai năm một lần, những tâm hồn yêu âm nhạc truyền thống sẽ gặp lại để trao truyền và rèn giũa những tinh hoa cho âm nhạc dân tộc Việt Nam vang xa hơn…”.

Bài, nh: Hoàng Thun