Thứ ba, 14/8/2018, 22h44

Đánh thức văn hóa ẩm thực Chăm ở Mỹ Sơn

“M Sơn không ch có đn tháp, n giu trong nó là c nhng nét văn hóa truyn thng mt thi đang b lãng quên. m thc Chăm là mt ví d. Nếu đánh thc tim năng này, M Sơn s hp dn và thu hút nhiu hơn nhng du khách tìm đến, li. Vì thế, em chn d án “m thc Chăm” đ khi nghip”. Dương Th Dim My, SV năm 3, ngành tiếng Anh du lch, Trưng ĐH Ngoi ng - ĐH Đà Nng cho biết.

Dương Th Dim My - sinh viên Trưng ĐH Ngoi ng (ĐH Đà Nng) - ch d án “m thc Chăm”

1.Những ngày này, team dự án của Diễm My đang tất bật trang trí lại không gian nhà rường homestay ở Mỹ Sơn để chuẩn bị triển khai mô hình nhà hàng “Ẩm thực Chăm”. “Đây là giai đoạn nước rút để đưa dự án vào hoạt động vào tháng 9 tới, sau đó em sẽ kêu gọi đầu tư. Hy vọng mô hình sẽ hấp dẫn du khách không chỉ bởi được thưởng thức ẩm thực văn hóa Chăm trên chính thủ phủ người Chăm một thời mà còn giúp họ biết nhiều hơn về những nét đẹp văn hóa đang dần mai một”, Diễm My nói.

Sinh ra và lớn lên ở Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) - nơi có khu đền tháp thánh địa Mỹ Sơn được vinh danh di sản văn hóa thế giới. My nói, Mỹ Sơn vốn có thương hiệu để phát triển du lịch, nhưng ở góc cạnh nào đó vẫn chưa thể sánh với những vùng khác. Đó cũng là nỗi niềm đau đáu của My với mảnh đất quê mình. My kể, dù trước đó em chưa hình dung được sẽ bắt đầu từ đâu nhưng khi nhận thông báo về cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” do Hội LHPN tỉnh Quảng Nam tổ chức vài gợi mở của một người bạn cùng sinh hoạt trong chi đoàn khối phố nơi nhà My ở Nam Phước đã thôi thúc em bắt tay thực hiện.  

2.Tháng 10-2017, Diễm My bắt đầu thực hiện dự án. Đến tháng 3-2018, My đưa dự án đến tham gia cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh Quảng Nam tổ chức. Thuyết phục Ban giám khảo bằng những luận cứ phát triển du lịch bền vững cùng vốn tiếng Anh lưu loát, dự án của My đạt giải ba. My bảo, con đường khởi nghiệp lúc này mới thực sự bắt đầu. 3 tháng sau đó, Diễm My tham gia vào Vườn ươm Sông Hàn - Songhan Incubator. “Đến với vườn ươm Sông Hàn là một sự chọn lựa đúng đắn. Ở đây, có những điều về khởi nghiệp trước đó em chưa hề biết, thậm chí chưa nghe đến thì em đã hiểu ra rằng, con đường khởi nghiệp không đơn thuần là con đường kinh doanh nữa, mà đó còn là con đường mở rộng tri thức cho bản thân. Nhờ sự góp ý cũng như giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn, các anh chị Sông Hàn mà dự án của em mới có bước tiến mới”.

“Sau khi thành công vi mô hình nhà hàng m thc Chăm, em s nghĩ đến cách m chui nhà hàng m thc này  nhng min đt có dn văn hóa Chăm. Lâu dài hơn, nếu d án phát trin tt em s tìm cách gn kết nhiu hơn, đánh thc nhiu nét văn hóa truyn thng khác ca ngưi Chăm đ mang nó tr v li vi M Sơn, giúp du lch quê mình phát trin vng bn hơn” - My cho biết.

Bước tiến mới mà Diễm My nhắc đến đó là sự nhanh nhạy và quyết đoán trong chọn lựa, đi sâu hơn vào mảng ẩm thực Chăm. “Em đã đi tiền trạm khảo sát lấy ý kiến từng khách du lịch, tìm hiểu từng món ăn truyền thống và cả những nét văn hóa khác để có được lựa chọn hài hòa. Văn hóa truyền thống Chăm rất độc đáo, nhưng ở Mỹ Sơn ngoài đền tháp và những điệu múa thì vẫn cần nhiều hơn những văn hóa khác như ẩm thực để níu chân du khách ở lại, trải nghiệm món ăn và tự tay nấu món ăn của Chăm”, My bộc bạch. Để triển khai mô hình nhà hàng ẩm thực ở Mỹ Sơn, ngoài việc thực tế khảo sát mong muốn của du khách, My còn liên hệ mượn không gian nhà rường theo mô hình homestay của họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, tìm đến các chuyên gia ẩm thực Chăm để hiểu hơn và chọn lựa ra những món ẩm thực chính của truyền thống người Chăm như canh chua thập cẩm, cá rô kho lá me… Bước đầu nhà hàng sẽ có khoảng 5 món ăn chính cho du khách thưởng thức kèm theo tour du lịch trải nghiệm ẩm thực thông qua việc tự tay du khách chế biến món ăn Chăm dưới sự hướng dẫn của đầu bếp.

3.Trở lại từ một ý tưởng ban đầu cho đến dự án có kế hoạch chi tiết là cả một câu chuyện dài về hành trình khởi nghiệp của Diễm My. Để dự án hoàn thành mang đến với cuộc thi do Hội LHPN tỉnh tổ chức cho đến khi vào ươm tạo tại Vườn ươm Sông Hàn là cả một chặng đường đầy nỗ lực, tâm huyết của My. Thậm chí để có nguồn lực thực hiện, My dành dụm số tiền đã miệt mài đi làm thêm suốt hai năm đại học để trang trải cho dự án của mình. “Có thể nói không có công việc nào dễ dàng, khởi nghiệp với người trẻ càng không dễ dàng chút nào. Đôi khi em cũng thấy đuối sức nhưng mỗi lần như vậy thay vì nghĩ đến việc buông bỏ, em lại nghĩ đến mục tiêu phía trước để vươn lên”, My trải lòng.

Chia sẻ về bước tiến cho dự án, My cho biết, trước mắt em triển khai nhà hàng ẩm thực Chăm để khách đến Mỹ Sơn ngoài tìm hiểu về kiến trúc đền tháp, các điệu múa truyền thống còn có cơ hội nếm thử món ăn truyền thống đặc sắc và được chính tay chế biến các món ăn đó. Đó cũng là cách giữ chân du khách lại lâu hơn với Mỹ Sơn, tìm nguồn khách cho du lịch homestay ở đây.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên