Thứ bảy, 15/7/2017, 20h58

Gánh xôi “nuôi” chữ cho con

t qua thân phn éo le, bnh tt, mt ngưi m nghèo gng gánh vi ni xôi mi sáng khu dân cư nghèo đ nuôi hai con hc hành đ đt. Vi bà, thành qu hc tp ca con là nim an i vô b, bù đp li hết nhng thit thòi mà bà đã tri qua. Đó là câu chuyn ca bà Võ Th Ngc Thương, 49 tui, phưng Hòa Hi (qun Ngũ Hành Sơn, Đà Nng).

Bà Thương và con gái Ngc Hân

Gia cnh éo le

Căn nhà liền kề dành cho cư dân thu nhập thấp ở phường Hòa Hải tầm xế trưa hè, cái nóng từ mái tôn hắt xuống hầm hập. Người mẹ nghèo Võ Thị Ngọc Thương vừa tan buổi bán xôi sáng trở về tất bật dọn dẹp để chuẩn bị cho bữa trưa. Thấy khách lạ, bà lau vội giọt mồ hôi, nghỉ tay tiếp chuyện. Trong căn nhà nhỏ, mỗi chiếc bàn học và những tấm giấy khen của hai con có vẻ là tài sản giá trị nhất. Bà cất giọng buồn buồn: “Tui sinh ra ở quận Thanh Khê. Thuở nhỏ nhà nghèo nên cũng không được ăn học tới nơi tới chốn. Tới tuổi lập gia đình thì gặp bố hai cháu từ Huế vào, lúc đó đang là thợ mộc chạm khắc gỗ thuê cho người ta. Duyên phận gắn bó với nhau. Năm 1995, hai bên tổ chức tiệc cưới cũng đơn giản, rồi hai vợ chồng dắt díu nhau đi thuê nhà để ở trọ. Tui làm thêm nghề buôn bán gia vị ngoài chợ xép để kiếm thêm thu nhập. Năm sau con gái đầu lòng chào đời. Khi bé lớn vào lớp 1 thì vợ chồng sinh thêm cậu út Phan Ngọc Quý”. Bà Thương nói, cuộc sống ngày đó dù nghèo nhưng vợ chồng đỡ đần cho nhau nên rất hạnh phúc. Thế rồi số phận lắm lúc trêu ngươi! Năm 2004, trong một cơn đau tim, chồng bà đột ngột qua đời, để lại cho bà một nách hai đứa con thơ, một vừa lên 2 tuổi, đứa còn lại vừa hết lớp 2. Không nhà cửa, mất đi người chồng trụ cột gia đình, bà Thương sau nhiều ngày gục xuống vì đau khổ, đành gượng dậy tiếp tục buôn thúng bán bưng nuôi con nên người như ước vọng của người chồng quá cố.

Năm 2009, bà được thành phố xét cấp cho một ngôi nhà liền kề ở quận Ngũ Hành Sơn. Ba mẹ con lại dắt díu nhau về đây ở. Sức khỏe người mẹ nghèo sau bao nhiêu đận gắng gượng dần trở nên ốm yếu, nảy sinh bệnh tật. “Tui bị huyết áp cao, lại thêm bệnh mạch vành tim nên không làm được việc nặng. Mỗi ngày dậy từ mờ sáng, đồ một nồi xôi ra bán cho xóm lao động nghèo, hôm nào lãi lắm thì được chưa tới 100 ngàn đồng, có khi chỉ vài chục để ba mẹ con đắp đổi qua ngày”, bà Thương nói.

Nhng n lc vưt khó

Nghèo là vậy nhưng hai con của bà là Phan Ngọc Hân và Phan Ngọc Quý luôn động viên nhau học giỏi. Đang là năm thứ 4, Khoa Môi trường (ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng), hành trình đến giảng đường với Hân là cả câu chuyện dài vượt khó. Trong khi bạn bè đồng trang lứa được đầu tư học hành thì Hân ngoài giờ lên lớp em lại về cặm cụi phụ mẹ việc nhà. Thế nhưng 12 năm năm nào Hân cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Hai năm liền được nhận học bổng ở Trường ĐH Bách khoa.

Không thua kém chị, Phan Ngọc Quý cũng ghi danh mình vào ngôi trường THCS Huỳnh Bá Chánh với thành tích giỏi toàn diện, dù không có điều kiện học thêm. Bà Thương tự hào: “Riêng năm học lớp 9, Quý có đến 13 tấm giấy khen về thành tích học tập, đạt các giải thi toán, vật lý qua mạng, thi tin học, khoa học kỹ thuật, võ thuật… Đặc biệt kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2017-2018, Quý xuất sắc đỗ vào lớp chuyên tin với tổng điểm 41,65 điểm. Ngày nghe tin đỗ và Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quý mừng không ngủ được nhưng em nghĩ đến đoạn đường đến trường ngót 10 cây số, mẹ ốm đau, chợ xa, lại không biết đi xe đạp nên em bàn với mẹ xin về ngôi trường THPT gần nhà. Nghe con nói, bà chảy nước mắt vì thương con. “Cũng may mấy hôm nay các hội khuyến học TP, quận, Phòng Giáo dục quận và các mạnh thường quân quan tâm nên đã hỗ trợ cháu chiếc xe đạp điện để đi học. Thế là giấc mơ vào trường chuyên của con không bị dang dở”, bà Thương nghèn nghẹn.

Em trai được vào trường chuyên, Hân cũng không ở lại ký túc xá như trước nữa, em quyết định đi về ngót hơn 20 cây số để có thời gian chăm mẹ phụ em. “Mẹ hay ốm đau, lại không biết đi xe đạp, xe máy gì cả, chợ thì cách nhà tới mấy cây số. Em Quý giờ cũng sẽ đi học cả ngày nên nếu em không về thì nhiều bữa mẹ ăn mì tôm, lại ốm đau nên em không yên tâm”, Hân chia sẻ.

“Mình cực khổ mà nhìn thấy con học hành giỏi giang là vui lắm rồi. Cực đến mấy cũng ráng chịu, mong sao các con học hành tới nơi tới chốn để có tương lai tươi sáng hơn!” - bà Thương chia sẻ.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên