Thứ bảy, 16/3/2024, 12h52

Hành trình của những cọng rơm

Nhng cng rơm vàng t đng rung sau mùa gt đã theo chân các sinh viên Khoa Môi trưng và các cán b tr ca Trung tâm Nghiên cu và chuyn giao công ngh môi trưng min Trung, Trưng ĐH Khoa hc - ĐH Huế đến vi ngưi tiêu dùng khp mi min, góp phn lan ta tình yêu môi trưng.


Nhóm thc hin d án đã biến nhng cng rơm vàng tr nên có ý nghĩa hơn

Chuyến đi ca rơm

Rơm không xa lạ với những người nông dân chân đất trên mọi miền đất nước. Mỗi vòng đời của cây lúa sau khi thu hoạch, rơm thường được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhiều nơi khác, rơm được đốt thành tro ngay trên đồng ruộng để làm phân bón tái sinh cho vụ mùa mới. Việc đốt rơm ít nhiều khiến môi trường sống bị ô nhiễm. Cuối năm 2020 từ các sinh viên Khoa Môi trường và các cán bộ trẻ của Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ môi trường miền Trung, Trường ĐH Khoa học đã bắt tay thực hiện ý tưởng cho hành trình “Chuyến đi của Rơm”.

Cô gái trẻ Dương Thị Nhung (SN 1998) - người sáng lập dự án chia sẻ: “Lớn lên ở vùng nông thôn, em nhận thấy nguồn rơm rạ rất lớn nhưng đôi lúc đang còn bị lãng phí. Rơm có nhiều công dụng rơm cuộn, làm thức ăn cho gia súc, ủ phân… những hình thức xử lý này đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân nhưng vẫn còn nhỏ so với tiềm năng nguyên liệu rơm rạ hiện có. Hiện trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch vẫn còn rất nhiều, gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người. Theo kết quả điều tra của dự án, 96 nông hộ ở xã Phú Mậu (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch là sự lựa chọn phần lớn của các hộ nông dân, tỷ lệ đốt ngoài trời trong vụ hè thu và đông xuân tương ứng là 35,2% và 46,8%. Ngoài ra, ô nhiễm rác thải nhựa cũng là một vấn đề cấp bách của xã hội, nên em đã cùng một nhóm bạn trẻ cộng sự tại Trường ĐH Khoa học quyết định thành lập dự án “Chuyến đi của Rơm” với mục đích tận dụng nguồn phế phẩm từ rơm rạ để tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trường”.


Ngư
i sáng lp d án Dương Th Nhung thu hoch mu rơm trên cánh đng Phú Mu (huyn Phú Vang, Tha Thiên - Huế)

Rơm sau khi được thu gom sẽ được các thành viên dự án cắt thành các đoạn nhỏ 5-10cm, xử lý trong kiềm, axít HCl và dung dịch H2O2 theo quy trình khoa học. Sau đó, xay mịn thành bột và tiến hành seo giấy, phơi khô. Khi có được giấy làm từ rơm sẽ tiến hành các bước tiếp theo để tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao như tem sách, túi đựng, thiệp, tranh ảnh… Nhung cho biết, sản phẩm từ rơm đã giới thiệu rộng rãi ra thị trường và nhiều đơn vị đặt hàng như làm bookmark cho dự án Huế GreenLabCity; tranh ảnh cho diễn đàn phát triển Việt Nam 2023 và thiệp Giáng sinh cho khách du lịch quốc tế tại Hà Nội...

Hành trình bn vng trên cánh đng xanh

“Hành trình bền vững trên cánh đồng xanh” là slogan và cũng là một trong những sứ mệnh của dự án. Rơm có thể được lấy trên mọi cánh đồng, tuy nhiên, nguồn rơm được dự án khai thác phải đảm bảo an toàn và được kiểm tra các chỉ số về kim loại độc như Cu, Zn, Pb. “Việc sản xuất các sản phẩm từ rơm ngoài việc góp phần gìn giữ môi trường, còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân. Nếu dự án phát triển, sẽ tiến hành thu mua nguyên liệu, như vậy thay vì đốt rơm một cách lãng phí thì nông dân có thêm nguồn thu nhập. Dự án đi vào cuộc sống sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về môi trường liên quan đến túi nilon và tình trạng đốt rơm, góp phần giảm áp lực lên cho chính quyền khi phải đương đầu với các vấn đề ô nhiễm trắng và tai nạn giao thông vì hiện trạng đốt rơm.


Rơm đư
c sn xut thành nhng vt dng hu ích

“Chuyến đi ca Rơm” đt gii nht phn thi thuyết trình các d án phát trin cng đng tim năng ti Trưng hè Phát trin Vit Nam (VSSD - 2021), đt tài tr cao nht trong chương trình tăng cưng năng lc gây qu cho các t chc phi li nhun do Trung tâm Phát trin cng đng LIN t chc (năm 2022). Trong năm 2023, “Chuyến đi ca Rơm” đã chiến thng ti cuc thi sáng kiến gim thiu rác thi nha 2023 do d án “Huế - Đô th gim nh min Trung Vit Nam”/WWF-Vit Nam t chc và nhn đưc 100% tài tr đ trin khai các hot đng nghiên cu khoa hc và to ra các sn phm giá tr t rơm cũng như xây dng các hot đng truyn thông trên đa bàn TP.Huế v gim thiu rác thi nha.

Hiện dự án có 16 thành viên là các sinh viên, thạc sĩ và nhà nghiên cứu từ Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế). Ngoài ra, nhóm dự án còn có một số thành viên ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội hỗ trợ các hạng mục về truyền thông, tiếp thị sản phẩm, tìm kiếm đối tác và triển khai các hoạt động hợp tác, kết nối với các nhà đầu tư trong khu vực.

“Chuyến đi của Rơm” đã và đang là một sáng kiến hiệu quả vừa tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, vừa nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự kiến đến năm 2025, dự án sẽ cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường được làm từ rơm rạ, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa. “Để hướng đến mục tiêu đó, dự án sẽ củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự của dự án thông qua việc tham gia các chương trình hợp tác, trao đổi, các diễn đàn về phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, kết nối để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ rơm. Tăng cường thông tin về các sản phẩm làm từ rơm để các đơn vị có quan tâm, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Xây dựng quy trình quản lý rơm rạ theo định hướng nông nghiệp tuần hoàn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí, tăng thu nhập và đa dạng sinh kế cho nông dân và các bên liên quan. Đồng thời, phối hợp với các viện, trường, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp sử dụng rơm hiệu quả, sản phẩm đa dạng hơn, như: túi đựng cao cấp, hộp đựng cho các sản phẩm truyền thống mang đậm chất Huế, tem sách, giấy vẽ tranh...”, Nhung chia sẻ.

Phan Vĩnh Yên