Thứ năm, 4/4/2024, 15h40

Khơi gợi và nuôi dưỡng học sinh niềm đam mê với lập trình

T nhng miếng nha, ng nha…, hc sinh Trưng THPT Bùi Th Xuân (qun 1) đã sáng to ra nhng chiếc xe đua điu khin t lp trình mch Arduino. Bng cách hc này không ch giúp hc sinh cm thy hng thú trong hc tp, không nhàm chán mà còn khơi gi và nuôi dưng trong các em nim đam mê vi lp trình…


Hc sinh Trưng THPT Bùi Th Xuân lp trình thiết kế xe đua điu khin

13 mô hình xe đua điều khiển bằng smartphone vừa được học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân “trình làng” trong hội thi lập trình Arduino. Các mô hình xe được thiết kế bằng vật liệu tự chọn, gắn động cơ và mạch Arduino. Sân chơi do Tổ tin học nhà trường thực hiện.

Lấy ý tưởng từ xe MC Queen, nhóm của Nguyễn Thị Xuân Mai Sakina (lớp 11A13) thiết kế mô hình xe đua với lớp nhựa để dựng khung, bọc bìa cứng bên ngoài và trang trí. Với mô hình này, nhóm tham khảo cách lắp mạch Arduino trên mạng internet… Tuy nhiên, do quá chú trọng về phần trang trí ngoại hình nên trên đường đua xe chạy không nhanh bằng các mô hình xe khác…

“Để thiết kế mô hình xe cần đến kiến thức tin học về lập trình, ngoài ra còn có kiến thức môn vật lý về mạch điện. Do lớp em học không có môn lựa chọn là môn vật lý nên khi tham gia trong cuộc thi, nhóm chúng em cũng gặp một số khó khăn. Trong quá trình thiết kế mô hình, ngoài mở rộng thêm kiến thức tin học, nhóm phải tìm hiểu thêm các kiến thức vật lý…” - Xuân Mai Sakina chia sẻ.

Tương tự, để thiết kế được mô hình xe đua với chất liệu mica hoàn chỉnh, nhóm của Ngọc Anh (lớp 11A11) đã phải mất 2 tuần thử đi thử lại với sự trợ giúp của giáo viên tin học.

Ngọc Anh bày tỏ: Bằng cách học này, chúng em hiểu được kiến thức bài học một cách dễ dàng hơn, biết mình “hổng” ở phần kiến thức nào để bổ sung. Ngoài ra, khi cùng nhau thiết kế mô hình xe, chúng em còn học được về tinh thần đồng đội, kỹ năng xử lý tình huống…

Theo thầy Phạm Quang Minh (giáo viên tin học, Trường THPT Bùi Thị Xuân), cuộc thi lập trình mạch Arduino vận hành xe đua điều khiển bằng smartphone được phát động từ cuối tháng 2. Trong suốt thời gian 1 tháng, học sinh mày mò kiến thức để thiết kế. Ở vòng sơ loại, hội thi thu hút 13 đội thi đến từ cả 3 khối lớp tham gia. Mỗi đội có từ 4-5 học sinh. Trước đó, hội thi thu hút rất đông học sinh tham gia nhưng đến vòng thiết kế, nhiều em do không chọn môn tin học là môn học tự chọn nên gặp khó khăn trong quá trình thiết kế, lập trình.

“Điều quan trọng là mô hình xe điều khiển của học sinh phải điều khiển được ở những khúc cua, quẹo. Điều này đòi hỏi các em phải có kiến thức về tin học, lập trình phù hợp. Ngoài ra còn là kiến thức ở các bộ môn như toán học, vật lý…” - thầy Minh nói.

Khơi gi và nuôi dưng nim đam mê lp trình hc sinh

Cô Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc (Tổ trưởng Tổ tin học, Trường THPT Bùi Thị Xuân cho hay, trong Chương trình GDPT 2018 môn tin học ở khối 10, 11, học sinh được học về lập trình. Trong chuyên đề Tin học lớp 10, học sinh cũng được học về lập trình Arduino. Thế nhưng, nếu chỉ học trên máy tính thì cũng giống như… học chay, học sinh sẽ cảm thấy khô khan, khó tiếp cận. Khi đặt ra yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức lập trình để thiết kế mô hình xe đua điều khiển thì đòi hỏi các em phải ứng dụng, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu, từ đó bài học trở nên thú vị hơn…


Cuc thi to sân chơi khơi dy nim đam mê lp trình trong hc sinh

Cô Khánh Ngọc nhìn nhận: 13 mô hình xe của học sinh đều thể hiện được sự khác biệt. Chất liệu của các mô hình xe có khi là từ tấm nhựa cứng, từ ống nước… Chất liệu lựa chọn phải nhẹ để giảm bớt trọng lực, giúp xe chạy được nhanh trên đường đua. Có những xe được thiết kế ngoại hình rất đẹp nhưng lại không chạy nhanh; có xe ngoại hình không thực sự bắt mắt nhưng lại… đua rất nhanh. Có xe vừa chạy nhanh, vừa có ngoại hình bắt mắt… Trên đường đua, có xe bị ủi văng ra ngoài. Cuộc thi thực sự đã tạo ra sân chơi để các em vừa chơi, vừa học.

“Bằng cách học này không chỉ giúp học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập, không nhàm chán mà còn khơi gợi và nuôi dưỡng trong các em niềm đam mê với lập trình” - cô Ngọc khẳng định.

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân) đánh giá, so với chương trình cũ thì chương trình mới hướng đến tính ứng dụng nhiều hơn. Đặc biệt, với phần chuyên đề, học sinh có thêm nhiều thời gian thực hành, trải nghiệm kiến thức bài học với các vấn đề thực tiễn.

“Từ sân chơi thiết kế xe đua điều khiển chỉ là một trong những cách thức học gắn với cuộc sống để học sinh thấy được rằng học về lập trình mạch Arduino không chỉ dừng ở trên máy tính khô khan, mà được gắn bó với cuộc sống, tạo ra các sản phẩm sáng tạo để giúp cuộc sống con người được nhẹ nhàng hơn. Ví dụ, Arduino giúp thiết kế ra những ngôi nhà thông minh, hệ thống tưới tự động… Qua đó, giúp các em hứng thú với môn học, từng bước định hướng nghề nghiệp cho các em ở lĩnh vực tự động, lập trình...” - thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ.

Yến Khương