Thứ năm, 15/3/2018, 20h13

Không nên sinh con tại nhà

Mi đây, mt bà m Hưng Yên đã chn phương pháp liên sinh, đ nhau thai gn vi cơ th em bé cho đến khi dây rn t rng. BS khuyến cáo phương pháp này rt nguy him vi tr sơ sinh vì d gây nhim trùng. Mt vài ca khác sinh con ti nhà cũng gp nhiu biến chng phi nhp vin điu tr.

Tr cn đưc ct dây rn sau khi sinh đ đm bo an toàn và sc khe cho bé

Liên sinh: phương pháp phn khoa hc

Vào ngày 3-3 vừa qua, trên tài khoản facebook tên Ánh Mèo đăng tải nội dung về một sản phụ ở Hưng Yên đã sinh con thành công bằng phương pháp liên sinh. Đề tài này đã làm xôn xao cộng đồng mạng trong những ngày qua. Sản phụ cho biết: “Khi mang thai mẹ cháu ăn chay, tự sinh con ở nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa, không cắt rốn, da kề da liên tục 4 giờ sau sinh và bạn ấy đã tự tìm ti mẹ sau 30 phút”. Người mẹ trẻ này cho biết, rốn của con đã rụng tự nhiên sau 6 ngày và khen “rốn rất đẹp”. Sản phụ đã có hai con này cũng khẳng định, lần sinh con đầu tiên tại bệnh viện chị đã rất sợ hãi, nhưng lần sinh con theo phương pháp tự nhiên này chị hoàn toàn “không còn sợ đẻ nữa”.

Thay vì cắt cuống nhau cho bé sau khi chào đời như thông thường, thì theo phương pháp “liên sinh” (hay còn gọi là phương pháp sinh con Hoa sen-Lotus birth), bà mẹ không cắt rốn cho con, mà vẫn để nhau thai gắn với cơ thể em bé bằng cách lưu giữ nhau thai trong một túi vải lụa và để nó rụng tự nhiên. Trước khi trở nên phổ biến vào những năm 1970, phương pháp “liên sinh” được quan sát thấy ở loài tinh tinh. Đến năm 1974, một BS đã áp dụng cách này khi sinh cậu con trai của mình. Tuy nhiên, phương pháp này khiến một vài trường hợp gây nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh nên các chuyên gia y tế khuyến cáo sản phụ không nên áp dụng phương pháp này. 

Bàn về vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai cần cẩn trọng với trào lưu phản khoa học và không an toàn này. Theo BS Khanh, hiện nay đang có trào lưu sinh con tại nhà, không cắt rốn để luôn bánh nhau... rất phản khoa học và rất nguy hiểm. Vì dây rốn là sợi dây để mẹ nuôi dưỡng con trong bào thai, nhưng sau khi sinh cần phải cắt dây rốn ngay. Do nhau thai khi sinh cũng giống như thịt cá, để ngoài môi trường là “ổ” cho vi trùng phát triển, nếu để nằm gần bé sơ sinh thì sẽ dễ uốn ván rốn, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, chữa không kịp sẽ khiến trẻ tử vong, hoặc có lớn lên cũng bị nhiều di chứng về sau.

Nhiu biến chng khi sinh con ti nhà

Tiêu biểu như trường hợp một sản phụ 21 tuổi, dân tộc Dao (ngụ Bảo Thắng, Lào Cai), mới đây sản phụ này sinh con tại nhà nhưng không thành công, phải nhập viện lúc 4 giờ sáng trong tình trạng tầng sinh môn phù nề, chảy nhiều máu, đầu em bé đã lộ ra ngoài âm hộ. Được biết, trong lúc đỡ đẻ cho con dâu, bà mẹ chồng đã tự ý lấy dao rạch tầng sinh môn khiến đầu em bé bị tổn thương, rách dài 7cm, sâu 4cm. May mắn sản phụ đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng cấp cứu kịp thời. BS Hà Duy Bình (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng) cho biết, trước đây tình trạng sản phụ tự sinh con ở nhà rồi tự cắt rốn cho trẻ bằng dao, kéo, nứa cho trẻ sơ sinh xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này đã giảm dần nhưng đến nay vẫn còn tồn tại trong cộng đồng người dân tộc. Theo thống kê, tại một số địa phương ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trước đây tỷ lệ sinh con tại nhà chiếm khoảng 60-70%, nay đã giảm xuống còn 30-35%.

Tương tự, trên địa bàn Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) cũng đã xảy ra một trường hợp phải nhập viện do tự sinh con tại nhà. Trước đó, bà bầu có dấu hiệu đau bụng dữ dội, gia đình đi mời bà mụ nhưng khi bà đỡ chưa kịp đến thì em bé đã ra đời.

Trước tình trạng xảy ra biến chứng sau sinh như trên, vừa qua Bộ Y tế đã phát đi công văn khuyến cáo người dân không nên tự sinh con tại nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa, không cắt dây rốn cho con (như trường hợp của sản phụ trẻ ở Hưng Yên). Bộ Y tế lưu ý, dù sinh đẻ là một quá trình sinh lý bình thường, nhưng khi mang thai, sinh đẻ, người phụ nữ phải đến cơ sở y tế để được quản lý thai, chăm sóc thai nghén, sinh con và được chăm sóc sau sinh đúng theo quy trình chuyên môn. Việc sinh đẻ tại nhà không có cán bộ y tế hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ, sinh con và theo dõi, chăm sóc sau sinh có thể dẫn đến những nguy cơ, tai biến trầm trọng như băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm trùng, mất tim thai, uốn ván sơ sinh, thậm chí tử vong mẹ và con… Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị sở y tế các tỉnh thành thông tin, quán triệt đến các đơn vị trực thuộc có liên quan tăng cường công tác quản lý thai, chăm sóc thai nghén, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh tại các địa phương, đặc biệt là tuyến cơ sở, nhằm hạn chế tối đa tình trạng sinh con tại nhà. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông, tuyên truyền vận động người dân tại địa phương đi khám thai và sinh đẻ tại cơ sở y tế, tránh những hành vi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Đinh Vũ