Thứ ba, 3/4/2018, 22h03

Kỹ năng quan trọng hơn bằng cấp

Không quá quan trng v tm bng, hin các doanh nghip (DN) tuyn dng lao đng ch đt tiêu chí cao k năng thc hành và giao tiếp.

Hc sinh mt trưng ngh trong gi thc hành

Không đt nng bng cp

“Một số nghề như công nghệ ô tô, điện lạnh, điện công nghiệp, nhà hàng - khách sạn…, DN chỉ cần kỹ năng của người lao động, không cần bằng cấp”, ông Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ 2) khẳng định như vậy. Ông cho biết qua các đợt tuyển dụng trực tiếp sinh viên ở trường, DN chỉ kiểm tra kỹ năng và tay nghề, nếu đạt là ký hợp đồng lao động. Điều đáng mừng là số lao động này thăng tiến nhanh, nắm giữ các vị trí quan trọng trong DN.

Ông Hưng cho biết thêm, để chương trình đào tạo theo kịp với sự thay đổi của DN, nhà trường đã mời DN tham gia xây dựng chương trình, trực tiếp đứng lớp thực hành. Có như vậy sinh viên mới được học nhiều kỹ năng, nâng cao tay nghề và đặc biệt là được cùng giải quyết những vấn đề mà DN cần. Điều này cũng được bà Ngô Thị Quỳnh Xuân (Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) nhìn nhận, ở trình độ nào cũng đòi hỏi cao kỹ năng và tay nghề. Người lao động học ĐH ra trường nhưng kỹ năng kém, không đáp ứng yêu cầu của DN thì xem như mất cơ hội việc làm, lãng phí tiền bạc và thời gian.

Tại Hội nghị giao ban các trường CĐ-TC do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức mới đây, ông Phạm Đức Khiêm (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM) cho rằng việc đào tạo 70% thực hành và 30% lý thuyết là hợp lý. Tuy nhiên, để đào tạo đạt hiệu quả cao, nhà trường liên kết với DN nhằm tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên thực hành, tiếp cận dây chuyền công nghệ hiện đại là rất cần thiết. TS. Nguyễn Phan Hòa (Hiệu trưởng Trường TC nghề Nhân Đạo) chia sẻ: “Nếu nói không cần bằng cấp thì không hoàn toàn đúng bởi đối với một số nghề đòi hỏi người học phải có một trình độ nhất định. Có bằng cấp cao vẫn là lợi thế, tất nhiên phải đi kèm với khả năng ngoại ngữ, giao tiếp. Với xu hướng hội nhập toàn cầu, lao động được tự do dịch chuyển trong khối ASEAN thì học sinh hoàn toàn tự tin đăng ký học nghề đúng năng lực, sở thích để dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp trong tương lai”.

K năng quyết đnh tt c

“Thầy không giỏi thì khó có trò giỏi. Thợ cả không chủ động, sáng tạo và không nhiệt tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thì người học thực hành khó có được những kỹ năng cần thiết”, ThS. Phạm Phú Thọ (chuyên gia cơ điện tử - tự động hóa, Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) khẳng định.

Ông Trần Đoàn Trung (Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM) cho biết từ cuối năm 2017, Liên đoàn Lao động, Sở LĐ-TB&XH và các KCX-KCN đã phối hợp khảo sát nhu cầu đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động tại các DN. Kết quả cho thấy, người lao động mong muốn được đào tạo thêm kỹ năng, nâng cao tay nghề, trong đó có cả lao động trình độ ĐH-CĐ. “Điều này cho thấy bản thân người học trước đây chưa được trang bị nhiều về kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp…”, ông Trung đánh giá. Để đáp ứng yêu cầu của DN về chất lượng nguồn lao động, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, đồng thời đào tạo nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP) cho biết sở đã ký kết thỏa thuận hợp tác, chuẩn hóa khung đào tạo nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế với Tập đoàn Pearson Education và EMG Education. Theo đó, giáo viên các trường được đào tạo chương trình nghề bằng tiếng Anh khung giáo dục nghề nghiệp chuẩn quốc gia Anh. “Các quốc gia trong khu vực và thế giới áp dụng thành công chương trình này. Điểm nổi bật phù hợp với yêu cầu hiện nay là hệ thống đánh giá người học có chuẩn đầu ra cho mỗi môn học với hệ số thực hành là 100%, không có bài thi lý thuyết”, ông Lâm nói.

T.Anh