Thứ bảy, 17/3/2018, 23h06

Kỳ vọng những mùa đót thoát nghèo

Nhng ngày này, bà con ngưi Vân Kiu bn Khe Cát, xã Trưng Sơn (huyn Qung Ninh, tnh Qung Bình) đang phn khi thu hoch đót. Ít ai ng rng, loài cây vn mc hoang dã núi rng khi đưa vào mô hình trng đót trên đt rng đưc Nhà nưc giao li mang v cho ngưi dân nhng kết qu kh quan đến vy…

Bà con Khe Cát thu hoch v đót đu tiên

1.Bản Khe Cát có 100% đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống. Địa hình khá cách trở, nằm cách trung tâm xã khoảng 15km. Người Vân Kiều ở Khe Cát sống du canh, du cư trong rừng sâu bằng việc săn bắt, hái lượm. Những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các chương trình dự án của Nhà nước, sự vào cuộc của chính quyền, bà con đã sống định cư. Nhưng Khe Cát vẫn nghèo! Nghèo nhất là thiếu đất sản xuất nên cuộc sống của bà con vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào rừng và hỗ trợ gạo của Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Tráng, Chủ tịch UBMTTQ xã Trường Sơn trầm ngâm khái quát bức tranh bằng những con số biết nói.

Chuyển từ đời sống du canh du cư sang định cư, phần khác địa hình cách trở nên kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt chưa có. Đa phần bà con trồng cây sắn, cây ngô xuống nương rẫy đều nhờ vào thời tiết. Năng suất thấp, thường xuyên thiếu đói mỗi mùa giáp hạt. Để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, vào mùa đót, tầm độ tháng 12 âm lịch cho tới tháng 3 năm sau, bà con tranh thủ vào rừng chặt đót mang đi bán. Cuộc sống vẫn luẩn quẩn trong vòng vây của đói nghèo. Toàn bản có 88 hộ với 358 khẩu thì đã có 82 hộ nghèo, phần còn lại nhiều hộ thuộc diện cận nghèo.

Năm 2014, Nhà nước đã cắt một phần đất từ lâm trường giao cho bà con Vân Kiều ở bản Khe Cát trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, phần nhiều diện tích đất được bàn giao nằm xa khu dân cư, không phù hợp với trồng keo và cây nông nghiệp nên nhiều hộ đành bỏ hoang. Ông Phạm Mậu Tài, Giám đốc Quỹ Phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh (RDPR) cho biết, nhằm giúp bà con ổn định cuộc sống, qua khảo sát thực địa, nhận thấy ở khu vực rừng này có cây đót, loài cây được người dân nơi đây khai thác bông đem bán, mọc tự nhiên rải rác và phát triển khá tốt có thể mang lại thu nhập. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường về loại cây này rất lớn. Để làm tốt công tác bảo vệ rừng, đồng thời phát huy lợi thế các cây rừng có giá trị tại địa phương, sử dụng đất rừng đã giao có hiệu quả, cần có mô hình hỗ trợ phục hồi và khai thác bền vững cây đót trên đất rừng tự nhiên của các hộ gia đình có đất rừng ở đây.

Mặt khác, đa phần phụ nữ vào mùa đều đi khai thác cây đót nên dự án trồng đót trên diện tích đất rừng đã giao tạo thêm cơ hội để phụ nữ bản Khe Cát có điều kiện thu nhập, tham gia hoạt động bảo vệ rừng tốt hơn, qua đó nâng cao năng lực và vị thế trong gia đình và xã hội cho phụ nữ. Từ phân tích đó, tiểu dự án “Tăng thu nhập và trao quyền cho phụ nữ dân tộc Vân Kiều thông qua dự án phục hồi và khai thác bền vững cây đót tại bản Khe Cát, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh” đã được thực hiện. RDPR đã phối hợp với Chi hội Phụ nữ bản Khe Cát và xã Trường Sơn chọn 10 hộ nghèo là dân tộc Vân Kiều trực tiếp thực hiện mô hình, mỗi hộ trồng 0,5ha đót.

2.Đang tất bật thu vụ đót đầu tiên của dự án, chị Hồ Thị Hồng, nhóm trưởng nhóm mô hình của dự án cho biết, từ 0,5ha đót mô hình ban đầu, hiện nay các hộ dân nơi đây đã nhân rộng lên mỗi hộ 1ha. “Thấy mô hình phát triển tốt, nhiều hộ khác trong xã đã tham gia trồng. Tết vừa rồi, mỗi mô hình thu từ đót khoảng trên dưới 20 triệu đồng, vậy là nỗi lo thiếu đói mùa giáp hạt đã được giải quyết”.

Ông Nguyễn Mậu Tài nhìn nhận, cây đót là loại cây quen thuộc với bà con dọc dãy Trường Sơn. Nên khi tiến hành trồng bà con không gặp trở ngại trong vấn đề khí hậu thời tiết. Mới thu hoạch mùa đầu tiên nhưng cây đót hứa hẹn cho bà con nguồn thu nhập khá cao. Mặt khác, khi có được vùng nguyên liệu ổn định và có được các đầu mối thu mua sản phẩm tại địa phương đã giúp cho mô hình được nhân rộng. Xã cũng đang khuyến khích bà con nhân rộng trên địa bàn toàn xã để đem lại thu nhập ổn định. “Cây đót đang được kỳ vọng giúp người dân tộc Vân Kiều nơi đây thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo”, ông Tài nhấn mạnh.

Bài, nh: Vĩnh Yên - Thùy Uyên