Thứ sáu, 29/3/2024, 13h50

Lan tỏa tình yêu sách qua các tiết đọc sách

Năm hc 2023-2024, các tiết đc sách đưc nhiu trưng hc trên đa bàn TP.HCM duy trì, không ch góp phn phát trin văn hóa đc trong hc sinh mà còn tác đng, nâng cao hiu qu giáo dc…


Giáo viên trao đi vi hc sinh lp 3/1 Trưng Tiu hc Tân Hưng (Q.7) trong tiết đc sách

Cùng đc, cùng viết nht ký đc sách

Hai năm nay, Trường Tiểu học Tân Hưng (Q.7) duy trì tổ chức tiết đọc sách trong toàn trường, với thời lượng 1 tiết/tuần/lớp, được đưa vào thời khóa biểu chính khóa hàng tuần. Theo đó, tùy từng lớp học, giáo viên sẽ sắp xếp tiết đọc sách phù hợp cùng các hình thức tổ chức đa dạng để thu hút học sinh.

Vào mỗi chiều thứ hai, học sinh lớp 3/1 của trường lại háo hức tham gia tiết đọc sách. Với thời gian 35 phút như những tiết học thông thường, mỗi học sinh sẽ chọn lựa một cuốn sách mình yêu thích tại thư viện mini của lớp, đọc và viết nhật ký đọc sách… Nhật ký đọc sách sau đó sẽ được các em chia sẻ lại với bạn bè trong lớp về những câu chuyện thú vị mình đã đọc, từ đó lan tỏa về tình yêu sách. Cô Lê Thị Lan Hương (giáo viên chủ nhiệm lớp 3/1) cho biết, tiết đọc sách luôn là giờ học được học sinh rất mong chờ vì các em được thoải mái chọn lựa cuốn sách mà mình yêu thích, đọc và sáng tạo ra những sản phẩm về câu chuyện mình đã đọc theo trí tưởng tượng. Để kể lại câu chuyện mình đã đọc, có em lựa chọn vẽ tranh, có em lựa chọn cắt dán giấy… Những sản phẩm này được các em chia sẻ lại cho bạn bè trong lớp, được đăng tải lên trang đọc sách riêng của lớp…

“Từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm đã phát động phong trào góp sách cho thư viện của lớp. Mỗi học sinh sẽ góp vào đó những cuốn sách mình yêu thích để bạn bè cùng đọc. Sau đó, trong tiết đọc sách, các em sẽ chia sẻ cho nhau những cuốn sách hay, cùng đọc và cùng viết nhật ký đọc sách. Với nhật ký đọc sách, giáo viên chủ nhiệm sẽ luôn có những lời nhận xét và có thêm những phần thưởng nhỏ để động viên, khích lệ, khuyến khích các em đọc sách”, cô Lan Hương chia sẻ.


Hc sinh mt trưng THCS trên đa bàn Q.Tân Bình đc sách trong mt hot đng ngoi khóa

Không chỉ đọc sách trong tiết đọc sách, cô Lan Hương còn phát động phong trào đọc sách cho học sinh tại nhà, phụ huynh cùng con đọc sách. Một trang web đọc sách riêng được cô xây dựng, chia sẻ lại những câu chuyện nhật ký đọc sách của học sinh trong lớp, với sự đồng hành hỗ trợ của phụ huynh.

“Qua trang web, học sinh được trao đổi, chia sẻ, giao lưu với nhau những câu chuyện hay. Với mỗi nhật ký đọc sách được học sinh chia sẻ lên, bạn bè trong lớp sẽ cùng vào nhận xét, giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ dành tặng các em những lời khen ngợi… Nhật ký đọc sách của học sinh nào được bình chọn là ấn tượng nhất sẽ được giáo viên chủ nhiệm dành tặng cho những phần quà nhỏ. Điều này giúp các em ham thích hơn việc đọc sách, phụ huynh cùng tham gia đọc sách với con”, cô Lan Hương cho biết thêm.

Hình thành thói quen đc sách cho hc sinh

Duy trì tiết đọc sách trong thời khóa biểu hàng tuần cũng là cách Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình) thực hiện trong nhiều năm nay để hình thành thói quen đọc sách cho học sinh. Không chỉ vậy, việc đọc sách còn được giáo viên lồng ghép trong nhiều môn học, trở thành một hoạt động bổ trợ không thể thiếu để học sinh mở rộng thêm bài học. Đường sách TP.HCM luôn là điểm đến định kỳ của từng khối lớp trong các hoạt động học tập ngoại khóa ngoài của trường.

Không ch đc sách trong tiết đc sách, cô Lê Th Lan Hương (giáo viên ch nhim lp 3/1 Trưng Tiu hc Tân Hưng, Q.7) còn phát đng phong trào đc sách cho hc sinh ti nhà, ph huynh cùng con đc sách. Mt trang web đc sách riêng đưc cô xây dng, chia s li nhng câu chuyn nht ký đc sách ca hc sinh trong lp, vi s đng hành h tr ca ph huynh.

Cô Đinh Thị Ngọc Nhung (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Gia Thiều) cho hay, môn ngữ văn có nhiều thuận lợi để giáo viên khuyến khích và hình thành văn hóa đọc cho học sinh, lồng ghép trong các tiết đọc sách. Ở mỗi chủ đề bài học, giáo viên sẽ mở rộng thêm để học sinh đọc thêm các đầu sách, tổ chức cho học sinh các hoạt động liên quan đến hoạt động đọc như làm dự án, thiết kế mô hình…

“Các tiết đọc sách ở trường, các hoạt động ngoại khóa ở đường sách luôn mang lại sự thích thú cho học sinh. Điều này đã tác động đến việc dạy và học trong bộ môn ngữ văn của trường. Khi học sinh ham thích đọc sách, coi việc đọc sách như thói quen thì từng chút một hình thành trong các em tư duy logic, kỹ năng đọc hiểu, tóm tắt vấn đề, hướng các em tới những giá trị tốt đẹp nhất”, cô Ngọc Nhung bày tỏ.

Trong khi đó, tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP.Thủ Đức), các tiết đọc sách được tổ chức vào giờ ra chơi trong các buổi học. Phòng đọc sách được chia theo ca, vào giờ ra chơi, học sinh theo từng lớp sẽ cùng nhau xuống đó đọc với sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm, nhân viên thư viện. Ngoài ra, trong từng lớp học đều có thư viện mini là nơi góp sách của học sinh trong lớp, chia sẻ những cuốn sách hay đến bạn bè.

Cô Cao Vy (giáo viên chủ nhiệm lớp 2/5) cho biết, đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh về hoạt động quyên góp sách cho thư viện mini của lớp. Mỗi học sinh trong lớp đều góp sách vào thư viện này, chia sẻ sách đến các bạn trong lớp. Sau khi kết thúc năm học, các em sẽ mang những cuốn sách mình góp về. “Sách được quyên góp sẽ được học sinh đọc vào các tiết đọc mở rộng trong môn tiếng Việt, vào những giờ ra chơi, các hoạt động trải nghiệm. Qua đó giáo dục các em về tình yêu sách, phát triển văn hóa đọc trong lớp, trong trường. Đến nay, dù không phát động thêm về việc quyên góp sách nhưng nhiều em vẫn mang những cuốn sách hay của mình đến góp vào thư viện của lớp để bạn bè cùng đọc”, cô Cao Vy cho hay.

Bài, ảnh: Thành Nam