Thứ ba, 24/4/2018, 20h57

Môn văn: Ôn dưới dạng chuyên đề

Theo xu hưng ra đ mi, đ thi môn ng văn s không dng tái hin kiến thc mà s ra dưi dng thông hiu. Hc sinh không ch nm đưc ni dung chính ca bài mà còn phi biết liên h, xâu chui gia các tác phm vi nhau. Do đó, khi ôn tp, các em hãy liên h, sp xếp các tác phm gia lp 11 và lp 12 đ tránh s “lan man” v kiến thc.

Đó là lời khuyên của nhiều giáo viên bộ môn ngữ văn đưa ra cho học sinh lớp 12 khi ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018. Theo các thầy cô, mới nhìn qua thì nội dung ôn tập bộ môn này có vẻ nhiều và nặng nề. Tuy nhiên, chỉ cần học sinh nắm được các kiến thức trọng tâm của mỗi tác phẩm như tác giả, phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm và nội dung chính thì sẽ làm được bài.

Trng tâm kiến thc vn nm lp 12

Thy Phương Thanh Vũ (T trưng T ng văn,  Trưng THPT Ging Ông T, TP.HCM)

Theo thầy Phương Thanh Vũ (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THPT Giồng Ông Tố, Q.2), đề thi môn ngữ văn năm nay có sự tích hợp thêm chương trình lớp 11, tuy nhiên, trọng tâm kiến thức vẫn nằm ở lớp 12 với cả thơ và văn xuôi. Trong đó, văn xuôi chú ý những tác phẩm như Ai đã đặt tên cho dòng sông, Người lái đò sông Đà, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương Ba da hàng thịt. Với thơ có Tây Tiến, Việt Bắc, Sóng, Đất nước. Đối với chương trình lớp 11 thì nên chú trọng vào những tác phẩm nổi bật như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Hai đứa trẻ, Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng giang, Từ ấy và Chiều tối.

Theo hướng ra đề mới, thầy Vũ khuyên học sinh nên ôn tập dưới dạng chuyên đề để có thể dễ dàng xâu chuỗi được kiến thức lớp 12 và lớp 11. Như chuyên đề về vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ được lồng ghép trong các tác phẩm Vợ Nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Chí Phèo; chuyên đề về khát vọng sống/sức sống tiềm tàng của nhân vật với các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chí Phèo, Hồn Trương Ba da hàng thịt; chuyên đề về bi kịch tinh thần trong Hồn Trương Ba da hàng thịt, Chí Phèo; chuyên đề về tình yêu nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ; chuyên đề về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm… Với thơ có các chuyên đề như vẻ đẹp hình tượng người lính trong các tác phẩm Tây Tiến, Việt Bắc, Từ ấy, Chiều tối; chuyên đề hình ảnh quê hương, đất nước có trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm, Việt Bắc hoặc là chuyên đề về vai trò, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương như Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Từ ấy và Sóng… “Mỗi chuyên đề lại có nhiều dạng đề khác nhau. Ví dụ ở chuyên đề về vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ thì đề có thể ở dạng vẻ đẹp của người mẹ, người vợ, tình mẫu tử hoặc vẻ đẹp hạt ngọc khuất lấp trong tâm hồn. Điều quan trọng là các em phải nắm được những vấn đề khác nhau trong tác phẩm, chú ý được những vấn đề có liên quan đến nhau giữa các tác phẩm để từ đó biết xâu chuỗi các nhân vật, những vấn đề, tích hợp được tác phẩm này với tác phẩm khác ở mỗi dạng đề”, thầy Vũ nói.

Bên cạnh đó, thầy Vũ cũng lưu ý học sinh cần phải nắm được hoàn cảnh sáng tác, không gian sáng tác, đặc điểm nghệ thuật của mỗi tác phẩm, phong cách tác giả để có thể làm rõ hơn vấn đề mà các em cảm nhận, tăng tính thuyết phục. Đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật để góp phần làm bật lên đặc điểm của từng nhân vật, dụng ý của tác giả.

Ở dạng đề liên hệ kiến thức lớp 11, theo thầy Vũ, trước hết cần làm tốt kiến thức lớp 12 sau đó mới liên hệ kiến thức lớp 11, không nhầm lẫn giữa dạng đề so sánh và liên hệ. Với phần đọc hiểu văn bản, phải đọc kỹ văn bản để thấy được thông điệp trong văn bản, nắm vững các kiến thức cơ bản của đọc hiểu. Trong phần viết đoạn văn cần nắm được kỹ năng viết đoạn 200 chữ, nêu được suy nghĩ, quan điểm của bản thân, tùy yêu cầu của đề.

Sp xếp s liên h gia kiến thc lp 12 và lp 11

Cô H Lê Thanh Hà (T trưng T ng văn, Trưng THPT  Phú Nhun, TP.HCM)

Gợi ý về cách ôn tập môn ngữ văn, cô Hồ Lê Thanh Hà (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận) nói: “Khi ôn tập, học sinh nên liên hệ các tác phẩm theo cùng đề tài, cùng chủ đề, cùng tác giả. Trong đó, chú ý sự chuyển biến trong tư tưởng, quan niệm (nếu cùng một tác giả) hay cách giải quyết vấn đề, nhìn nhận vấn đề theo từng giai đoạn khác nhau”. Với chương trình lớp 11, cô Hà nhấn mạnh, học sinh nên nắm nội dung của các tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945, gồm cả thơ và văn xuôi. Chương trình lớp 12 phải học hết các tác phẩm. Theo cô Hà, các tác phẩm văn học sẽ được đưa vào đề trong phần nghị luận văn học. Các em cần nắm được kỹ năng làm văn như lập luận, phân tích, đánh giá hay cảm nhận một đoạn văn, đoạn thơ. Khi làm bài cần tập trung làm rõ vấn đề nghị luận, tránh lan man kể chuyện, diễn xuôi thơ. Trong đó, chú ý đến tính nội dung, tư tưởng nghệ thuật, phong cách tác giả, hoàn cảnh - bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm để linh hoạt xử lý đề và làm sâu sắc thêm bài viết. Đặc biệt, trong bài làm phải luôn có phần đánh giá vấn đề trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Đối với phần đọc hiểu, theo cô Hà, đề sẽ ra theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó, từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong đó, phần nhận biết chú ý đến phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. Phần thông hiểu phải hiểu được nội dung văn bản. Ngoài ra cần chú ý đến kỹ năng trình bày, diễn đạt, tránh viết lan man, dài dòng.

Với phần nghị luận xã hội, cô Hà thông tin, đề sẽ tích hợp chung với phần đọc hiểu dưới dạng yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về vấn đề đã được đặt ra ở phần đọc hiểu. “Không phải là viết một bài văn thu nhỏ mà chỉ là một đoạn văn nên khi làm bài, các em tập trung viết đúng yêu cầu đề, đảm bảo đúng cấu trúc của đoạn. Quan trọng là dẫn dắt trực tiếp vào vấn đề, tùy từng yêu cầu có thể đưa thêm dẫn chứng…”, cô Hà nhấn mạnh.

Yến Hoa