Thứ ba, 12/6/2018, 23h06

Một cuốn sách, vạn niềm vui

S phân b không đng đu ca mng lưi phát hành sách nưc ta hin nay là chuyn không xa l. Tuy nhiên, có dp đt chân đến nhng vùng xa, vùng sâu mi cm nhn rõ rt thc trng này.

Hc sinh Trưng Tiu hc “A” th trn Núi Sp say sưa đc sách ngày hè

Những đứa trẻ “khát”... sách

Chúng tôi có mặt ở An Giang vào một ngày hè tháng 6 trong dự án thư viện sách dành cho trẻ em vùng xa. Cái nắng chói chang không ngăn bước các em nhỏ của 3 trường tiểu học ở Núi Sập, huyện Thoại Sơn háo hức tìm đến với thư viện sách vừa được một nhóm thiện nguyện ở TP.HCM trao tặng. Sân trường ngày hè vắng lặng bỗng rộn ràng bởi tiếng cười nói, reo hò của những đứa trẻ. Ở đó, các em được thỏa cơn “khát” đọc sách, cùng bạn bè trang lứa bớt đi sự rụt rè.

Văn hóa đọc đang hồi sinh nhưng đó dường như vẫn là câu chuyện của thành thị. Có lẽ, chẳng ngôn từ nào có thể diễn tả được ánh mắt như reo lên vì thích thú của Thanh Nga, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học “A” thị trấn Núi Sập khi em tìm thấy cuốn sách về khoa học mà em yêu thích. “Con thích đọc sách lắm nhưng con không có tiền để mua sách. Ba con đi làm ở xa. Ba nói vào năm học mới sẽ gửi tiền về cho con mua sách giáo khoa”, Thanh Nga chia sẻ. Ngồi bên cạnh Nga là một người bạn cùng lớp. Cả hai hăng say đọc sách như quên cả thế giới xung quanh. Thỉnh thoảng, độc giả nhí ấy lại tròn xoe mắt ngạc nhiên khi phát hiện chi tiết thú vị nào đó. Sách là món ăn tinh thần mà nhiều em nhỏ miền quê khao khát. Khi đưa sách về nông thôn, độc giả nhí rất háo hức. Vì trước đó, có em còn chưa bao giờ được cầm một cuốn sách lành lặn trên tay.

Trời sắp ngả về trưa. Nhiều em vẫn nán lại với thư viện sách. Hỏi chuyện, có em hào hứng nói: “Con đọc sách đến chiều tối cũng được!”. Câu nói gọn trơn của một đứa trẻ lem luốc không khỏi làm chúng tôi xót xa, chạnh lòng trước cơn “khát” sách của các em.

Tại những vùng nông thôn, miền núi chủ yếu phải dựa vào chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình tủ sách của xã phường. Thế nhưng, số vốn được đưa về nông thôn cũng chưa nhiều. Đó chính là lý do chính tại sao lại có sự chênh lệch đáng kể trong việc phân bổ và phát hành sách giữa nông thôn - thành thị. Trên thực tế, thiếu sách, “khát” sách cũng là do hệ thống cơ sở vật chất phục vụ việc cung cấp nông thôn tại các xã, huyện còn hạn chế.

Thiếu sách, mù m c tương lai

Quan sát thư viện của Trường Tiểu học “A” thị trấn Núi Sập mới cảm thấy sự thiếu thốn. Gọi là thư viện cho “oai” chứ thật ra đó chỉ là một căn phòng ẩm thấp được sử dụng để làm thư viện. Căn phòng thuộc dãy nhà cũ kỹ dù đã trải qua đôi lần sửa chữa. Những chiếc bàn được kê sát lại với nhau làm chỗ chất vài hộc tủ. Cô Nguyễn Thị Hồng Vân, đại diện Trường Tiểu học “A” thị trấn Núi Sập bộc bạch: “Lần đầu tiên có một tổ chức về tặng tủ sách cho nhà trường nên chúng tôi vui lắm. Thầy cô vui một thì các em học sinh vui mười. Chúng tôi mong tủ sách này sẽ là nơi để các em góp nhặt kiến thức, giải trí sau những giờ học”.

Đâu đó vn có nhiu cá nhân, tp th lng l gom góp sách mang đến cho tr em vùng sâu, vùng xa. Bi,  nơi mà điu kin hc tp cũng như cơ s vt cht còn thiếu thn, vic tìm mua và đc sách là điu gì đó còn xa l, đc bit là đi vi các em. Du nhng d án sách cng đng như ht mui nhưng có mt ht mui thì cũng mn mòi hơn là chng có gì.

Có thể nói, các em học sinh tại các miền quê xa đô thị, xa thành phố lớn chỉ tiếp cận với sách thông qua “cửa ngõ” gần như duy nhất là thư viện trường học. Căn cứ vào số liệu báo cáo của các đơn vị phát hành sách sẽ thấy tín hiệu vui khi lượng độc giả bỏ tiền ra mua sách mỗi năm không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, con số thống kê đó không phản ánh được bức tranh toàn cảnh văn hóa đọc bởi khách hàng mua sách chủ yếu ở thành thị còn việc tiếp cận với sách của các em nhỏ ở những miền quê hẻo lánh lại rất xa vời. Thế nên, sách giáo khoa có lẽ là loại sách phổ biến nhất được các em biết đến. Còn sách về kỹ năng dành cho trẻ, sách văn học, khoa học, giáo dục nhân cách, giới tính... đều chưa được trang bị. Trong tình hình ấy, không phải thư viện trường nào cũng đủ điều kiện là nơi bổ khuyết cho các em.

Tranh thủ sau giờ làm để đến đón con về nhà, chị Trần Thị Thu, ngụ Núi Sập cho biết: “thấy con ham đọc sách tôi cũng mừng nhưng nhà nghèo, lo tiền ăn uống, sinh hoạt cho cả nhà đã là cả vấn đề nên nào nghĩ mua những thứ xa xôi”. Trong giọng nói của người phụ nữ xa lạ ấy, chúng tôi cảm nhận được sự nghẹn ngào, chua xót.

Ở vùng xa, vùng sâu, một số gia đình có điều kiện thì phụ huynh lại không có thói quen đọc sách, không khuyến khích con đọc, nên các em không hình thành thói quen đọc sách. Các em bị hấp dẫn bởi thế giới ảo trên mạng, phim và game online... hơn sách. Thấy được điều đó, xe lưu động của nhiều thư viện tỉnh trong nước đã mang hàng ngàn đầu sách, chủ yếu xoay quanh chủ đề sách, truyện tranh thiếu nhi… phục vụ thiếu nhi vùng xa, vùng sâu với mong muốn qua đó sẽ xây dựng và phát triển thói quen đọc sách cho các em nhỏ. 

Những ai tâm huyết với dự án sách hóa nông thôn đều cảm phục anh Nguyễn Quang Thạch, người dành hơn năm tâm huyết vào chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” nhằm hiện thực hóa mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố. Dành 20 năm qua và có thể là toàn bộ phần đời còn lại cho “Sách hóa nông thôn”, Nguyễn Quang Thạch trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Vua Sejong về xóa mù chữ của UNESCO năm 2016 - một giải thưởng tôn vinh những người khai trí. Sự kiên trì và tận tâm của người đàn ông khiếm thị Nguyễn Quang Thạch đang biến những điều không tưởng thành hiện thực.

Bài, nh: Thc Quyên