Thứ bảy, 21/4/2018, 20h48

Ngăn chặn rối loạn lo âu ở học sinh

Đng trên góc đ ca nhà nghiên cu tâm lý hc, t vic phân tích thc trng, mc đ và nhng nguyên nhân dn đến lo âu ca hc sinh (HS) bc THPT ti mt s trưng hc, chúng tôi xin đ xut mt s bin pháp nhm khc phc tình trng ri lon lo âu đi tưng này.

Chuyên viên tư vn tâm lý hc đưng đang trao đi, chia s các gút mc ca các em hc sinh. Ảnh: Anh Khôi

Gần đây nhiều HS đã dại dột kết thúc cuộc đời bằng những cái chết đau lòng mà nguyên nhân chỉ vì do rối loạn lo âu từ áp lực học tập của gia đình và nhà trường, tiêu biểu là một nam sinh của trường K. đã nhảy lầu tự tử vừa qua. Các em thật sự đáng thương hơn đáng trách.

HS bậc THPT - lứa tuổi được coi là giai đoạn cuối của tuổi dậy thì ở cả nam lẫn nữ. Trong giai đoạn này, HS thường trải qua khủng hoảng của tuổi dậy thì và kết thúc giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm lý. Tuy nhiên, các em lại bước vào một giai đoạn mới giống như đứng trước ngã ba đường, song hành với việc học tập căng thẳng là quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân. Thực tế cho thấy có nhiều HS phải đối diện với những khó khăn tâm lý nảy sinh trong quá trình học tập và những khó khăn trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ đó dẫn đến các rối loạn về mặt tâm thể như: rối loạn lo âu, trầm cảm, stress... Thực tế cho thấy, những rối loạn tâm thể chắc chắn ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập trong nhà trường, ảnh hưởng đến đời sống hiện tại và tương lai sau này của các em. Đồng thời đây cũng là vấn đề gây trở ngại cho giáo dục.

Qua thực tế điều tra, lo âu của HS bậc THPT chủ yếu là những nỗi lo lắng liên quan đến bối cảnh học đường được biểu hiện ở các mức độ khác nhau đôi khi dù rất vô cớ mơ hồ. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lo âu ở HS được biết đến như: áp lực về thành tích học tập, áp lực thi cử, những lo lắng căng thẳng trong việc định hướng nghề nghiệp sau này, sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ... Nếu được can thiệp bằng các liệu pháp tâm lý sẽ làm giảm mức độ lo âu ở các em. Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Lương Hữu Thông, lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. Lo âu là một tín hiệu báo động báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa. Còn rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu và sợ hãi quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và đe dọa cả tính mạng con người. Điều này vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo âu thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu không được biết rõ, nhưng nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu liên quan đến các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu.

Dựa vào kết quả điều tra đã sàng lọc ở 6 trường THPT (Trưng Vương, Võ Thị Sáu, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Cầu, Hiệp Bình, Gò Vấp) thì HS ở Trường THPT Trưng Vương có biểu hiện rối loạn lo âu nhiều nhất (13 em) chiếm 26% và ít nhất là trường THPT Võ Thị Sáu (2 em) chiếm 0,04%. So với 2 khối dưới thì HS khối 12 có biểu hiện rối loạn lo âu nhiều nhất (40%), số HS nữ có biểu hiện rối loạn lo âu nhiều hơn (54%) so với HS nam (46%).  Các biểu hiện bất thường về sức khỏe trước hết là cơ thể mệt mỏi, uể oải không muốn vận động (60%); thứ 2 là tim đập mạnh, mạch nhanh hoặc thở gấp (50%); thứ 3 là run tay cảm giác tê buốt các ngón tay (48%); thứ 4 là cảm giác khó chịu vùng thượng vị, cơ thể mất thăng bằng (46%) và thứ 5 là khó ngủ, ngủ không ngon giấc hay gặp ác mộng (42%). Các biểu hiện về tâm lý thường tập trung ở thường xuyên và rất thường xuyên đầu tiên là tinh thần suy sụp (74%); thứ 2 là lo lắng về những điều bất hạnh rủi ro (60%); thứ 3 là do dự khó khăn khi đưa ra những quyết định (60%); thứ 4 là thất vọng về bản thân, cảm giác bất lực (46%); thứ 5 là lo sợ bị thất bại thua kém bạn bè (42%). Những biểu hiện này thường gắn liền với áp lực của việc học tập, những lo lắng cho tương lai cũng như sự thiếu hụt về quan hệ tình cảm tích cực với người khác. Biểu hiện bất thường về tâm lý cùng sức khỏe sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của HS. Thông qua phương pháp bút vấn, từ kết quả được xử lý, chúng tôi nhận thấy nhóm nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở HS bậc THPT xoay quanh các vấn đề liên quan đến học tập, gia đình, quan hệ xã hội, bản thân. Trong đó nguyên nhân chính gây ra rối loạn lo âu liên quan đến vấn đề học tập được đánh giá ở mức độ cao nhất (điểm trung bình là 4,01); thứ 2 là nhóm nguyên nhân từ phía gia đình (3,89%). Vì thế việc cải thiện vấn đề học tập của HS để các em không còn gặp nhiều khó khăn về áp lực học tập cần được quan tâm.  

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ HS bậc THPT trên địa bàn TP.HCM có biểu hiện rối loạn lo âu chiếm 9,5%. Nguyên nhân chủ yếu từ áp lực học tập, áp lực chọn nghề, từ bất đồng trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô, ảnh hưởng từ những khó khăn về kinh tế, hạnh phúc trong gia đình. Để các em sớm vượt qua khó khăn tâm lý, giữ được thái độ và kết quả học tập tốt, thiết nghĩ cần có giải pháp can thiệp kịp thời. Cách tổ chức giảng dạy, học tập, sinh hoạt trong môi trường học đường cần được thay đổi theo hướng giảm áp lực cho HS, giúp các em cân bằng giữa hoạt động học tập và vui chơi, giải trí. Nghiên cứu này với mục đích góp phần bổ sung vào bức tranh toàn cảnh về thực trạng mức độ lo âu ở lứa tuổi HS nói chung và tuổi HS bậc THPT nói riêng nhằm xây dựng, phát triển các chương trình chăm sóc sức khỏe phù hợp, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.

TS. Nguyn Th Vân
(Khoa Tâm lý, Trưng ĐH KHXH-NV TP.HCM)