Thứ bảy, 14/4/2018, 22h29

Người nước ngoài “say” hồn Việt: Tình yêu không biên giới!

Trên sân khu kch TP.HCM, Guillaume Faugère là mt “ca l”. Không vưng bn scandal cũng không chiêu trò, anh lng l làm ngh thut, nh nhàng chiếm cm tình ca khán gi TP bng s chân thành ca mình.

Guillaume Faugère (phi) trong mt v di Sân khu Hoàng Thái Thanh. Ảnh: Hoàng Thái Thanh

Ngưc dòng đến vi văn hóa Vit

Guillaume Faugère là người gốc Pháp. Anh tốt nghiệp đạo diễn điện ảnh một trường đại học danh tiếng ở quê hương. Quyết định sang Việt Nam có lẽ là một trong những bước ngoặc lớn nhất cuộc đời anh. Chắc hẳn, không ít người nói anh “dại” khi rời bỏ “kinh đô ánh sáng” để đến một đất nước xa xôi, còn thiếu thốn nhiều điều kiện giúp anh phát triển công việc. Thế nhưng, Guillaume chưa bao giờ hối hận về quyết định cách đây 11 năm của mình. Như một duyên phận, anh gắn bó với Việt Nam hơn một thập niên bằng công việc giảng dạy, diễn viên.

Nhìn lại những gì đã qua, Guillaume đã thật sự coi sân khấu TP như một người bạn đồng hành, là chất keo kết dính anh với cuộc sống ở mảnh đất nghĩa tình này. Nhiều đêm sau một ngày làm việc tất bật, Guillaume lại hăng say với việc tập luyện vở diễn mới ở Sân khấu Hoàng Thái Thanh. Đêm khuya, cái mệt dần thấm nhưng anh vẫn cười rất tươi, bộc bạch: “Với tôi, mỗi khi được đứng trên sân khấu là một cách để kết nối với văn hóa Việt Nam. Tôi luôn muốn biết thêm về văn hóa người Việt, tham gia diễn kịch cũng là một cách rất đặc biệt để tôi đến gần hơn với tâm hồn người Việt Nam”.

Bén duyên với Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh từ vở kịch “Tình duyên thuở trước”, Guillaume có một niềm say mê mãnh liệt với sân khấu, dù đây không phải là công việc chính để anh mưu sinh ở Việt Nam. Năm 2010, lần đầu tiên Guillaume bước lên sân khấu trong một vai diễn không hề dễ dàng đối với người nước ngoài như anh. Thế nên, dù đã có chút ít kinh nghiệm khi tham gia đóng kịch ở Pháp, nhưng lần đó được diễn trên sân khấu Việt, nói tiếng Việt, anh cũng không khỏi cảm thấy hồi hộp. Tham gia “Tình duyên thuở trước”, Guillaume được tìm hiểu câu chuyện hoài niệm về những giá trị văn hóa xưa cũ, được thấy miếng trầu, được chứng kiến cảnh người ta ăn trầu, nhổ bã trầu ra sao. Tất cả đều lạ lẫm, thú vị trong mắt anh.

Giờ thì Guillaume đã là một gương mặt không thể không nhắc đến mỗi khi nói về nghệ sĩ nước ngoài ở Việt Nam. Khi xuất hiện trong vở “Lan và Điệp” ở Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Guillaume giống như một “ca lạ” của vở diễn mà người xem phải chờ đợi. Không chỉ vì đó là một nhân vật mới được đưa vào mà còn vì lối diễn xuất chân thật, không kém hài hước. Anh đã đi một đoạn đường chưa phải là dài nhưng cũng không quá ngắn trong nghệ thuật, tạo được dấu ấn của riêng mình. Thành công hôm nay là nhờ sự nhẫn nại, ham học hỏi của Guillaume.

Gn bó dài lâu

Trong mắt Guillaume, TP.HCM là một mảnh đất sôi động, nghĩa tình. Nơi đây cho anh một gia đình nhỏ với cô con gái đáng yêu. So với thời gian đầu mới đến Việt Nam, vốn tiếng Việt của anh đã “xịn” hơn rất nhiều nhưng anh luôn tự nhắc mình rằng vẫn chỉ đang trong quá trình tìm hiểu tiếng Việt. Với anh, tiếng Việt đẹp lạ lùng nhưng không hề đơn giản. Cách đây không lâu, vai diễn của Guillaume trong vở “Lan và Điệp” diễn hoàn toàn bằng tiếng Việt (tuy thỉnh thoảng có... chêm tiếng Pháp - PV) tạo nên sự thú vị cho người xem. Mỗi ngày, Guillaume đều tự nhủ rèn luyện thêm tiếng Việt bởi với anh, hiểu tiếng Việt là hiểu được phần nào tính cách, văn hóa con người Việt Nam.

Nghệ sĩ thật sự là những người cống hiến hết mình cho công chúng. Họ không quan tâm đến scandal, không sốt sắng với những giá trị ảo. Guillaume có cái gì đó để chúng ta tin, khán giả tin, rằng anh là một nghệ sĩ đúng nghĩa. Để đến gần hơn với khán giả Việt Nam, anh đã bỏ rất nhiều thời gian để chăm chỉ tập thoại và luyện giọng tiếng Việt sao cho người xem dễ nghe nhất. Những ai từng có dịp làm việc với Guillaume đều ấn tượng trước sự chỉn chu, nghiêm túc trong công việc của anh.

Ngoài sân khấu kịch, Guillaume cũng yêu thích nghệ thuật cải lương bởi với anh, cải lương chứa đựng những tinh hoa văn hóa rất riêng của người Việt. Quá trình tham gia hoạt động nghệ thuật ở sân khấu TP cũng là cách để anh có cơ hội tiếp cận với văn hóa Việt một cách dễ dàng hơn. Guillaume thích thú với nhiều câu chuyện Việt Nam vì những câu chuyện này luôn tạo cầu nối trực tiếp với thế giới bên ngoài. Lần đầu tiên được nghe kể lại sự tích con muỗi, hay câu chuyện xoay quanh sự tích trầu cau, Guillaume tỏ rõ sự hào hứng. Những câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ vậy thôi nhưng giúp anh có thêm một phần cái nhìn về cuộc sống xung quanh, nó làm thay đổi suy nghĩ, góc nhìn của anh về văn hóa Việt Nam.

Đo din Ái Như chia s: “8 năm làm vic vi Guillaume  Sân khu Hoàng Thái Thanh, tôi cm nh Guillaume mt tình yêu ngh thut, yêu văn hóa Vit Nam. Khi nhn mt kch bn, Guillaume luôn hc hi đ th hin tt vai din, hòa nhp vi sân khu. Guillaume đã vưt qua đưc mi rào cn v ngôn ng, văn hóa đ nuôi dưng tình yêu vi sân khu TP.HCM. Đó là điu rt đáng quý và trân trng”.

Mảnh đất TP.HCM xa lạ ngày nào giờ đã trở nên quen thuộc với Guillaume. Từng giảng dạy bộ môn nghệ thuật ở Trường ĐH Arena, là nhân viên của Lãnh sự quán Pháp, tham gia nhiều vai diễn ở sân khấu TP... Guillaume có thêm nhiều trải nghiệm, hòa nhập với nhịp sống của TP. “Tôi sẽ gắn bó với mảnh đất này lâu dài. Tôi nhớ những đêm sân khấu sáng đèn, tôi cảm thấy mình ở đó, không còn là người nước ngoài xa lạ mà còn là một nhân vật, một con người Việt Nam. Tôi cảm nhận mình thuộc về nơi này”, anh chia sẻ.

Kết thúc giờ tập cho vở diễn mới ở Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Guillaume hòa vào dòng người để trở về nhà sau một ngày lao động cật lực. Một đồng nghiệp vẫy tay chào và nói: “Phúc Duy về cẩn thận!”. Anh nở nụ cười tươi, ấm áp, đáp lại đôi câu. Anh thích cái tên tiếng Việt là “Phúc Duy” mà đồng nghiệp hay gọi anh. Những con đường xe cộ ngược xuôi đã trở nên gần gũi, thân quen hơn với Guillaume tự khi nào...

Yên Hà