Thứ bảy, 22/7/2017, 23h07

Nhạc kịch: Nỗ lực tạo dấu ấn: Kỳ 1: Những bước đi chậm nhưng chắc!

Thi gian gn đây, nhc kch Vit Nam dn đưc công chúng biết đến. Sng các v din đưc ra mt và thu hút khán gi nhiu hơn.

Một trích đoạn trong vở kịch “Chicago phiên bn Vit” ca nhóm Buffalo. Ảnh: Bá Ngọc

Đi món cho khán gi

Dù không phải mới xuất hiện nhưng có lẽ chưa bao giờ nhạc kịch lại được chú ý như bây giờ. Đã có rất nhiều những vở diễn được các sân khấu kịch ra mắt, thu hút sự chú ý của khán giả với sự đầu tư nghiêm túc về nội dung cũng như hình thức thể hiện mới mẻ. Trong xu hướng thị trường giải trí nghiêng về gameshow, các chương trình truyền hình thực tế, nhạc kịch lại như những món ăn lạ vị đổi mới cho khán giả.

Những ngày này, nhóm Buffalo đang gấp rút tập luyện cho vở nhạc kịch Broadway nổi tiếng “Chicago” tại Sân khấu Nhà hát Quân đội TP.HCM với sự đầu tư hoành tráng hơn trước. Sau hơn 4 năm theo đuổi và dàn dựng nhạc kịch, Buffalo đã thực hiện được những vở nhạc kịch thuần Việt như “Tấm Cám”, “Vũ nữ”, “Tuyết đỏ”... tại Sân khấu 5B. Thời gian qua, vì không có sân khấu hoạt động nên nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc tập luyện, dựng vở. Đầu năm 2016, vở “Tấm Cám”, vở nhạc kịch Việt Nam đầu tiên của nhóm đã diễn ở Nhà hát Bến Thành được 12 đêm. Tác phẩm này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khán giả và giành giải Mai Vàng hạng mục Vở diễn được yêu thích nhất. Khi dựng lại “Chicago”, Buffalo dành nhiều nỗ lực để cống hiến cho khán giả trên sân nhà. Vở diễn sẽ có sự tham gia của các diễn viên vốn rất tâm huyết và có kinh nghiệm với nhạc kịch như Cát Tường, Khả Như, Hoàng Quân, Khắc Duy, Diễm Phương, Quang Trung, Tố Tố, Lê Nghĩa...

Vi mong mun đi chúng hóa nhc kch mà thi gian gn đây, ti Hà Ni và TP.HCM liên tc xut hin nhng d án nhc kch có quy mô và s bài bn. Chính s đu tư này đã cho thy nhng ngưi tâm huyết vi nhc kch đã có nhng n lc đáng trân trng đ đưa nhc kch đến gn vi khán gi Vit Nam. 

Nhạc kịch vốn là bộ môn nghệ thuật khó, đòi hỏi nội lực trong giọng hát và uyển chuyển về cách trình diễn của diễn viên. Để đem đến cho khán giả vở “Chicago” nhiều màu sắc, 25 diễn viên tham gia đã mất hơn 3 tháng tập luyện với 15 bài hát, trong đó 13 bài có vũ đạo. Khó khăn chồng chất nhưng những nỗ lực ấy thật đáng ghi nhận khi cách đây không lâu, vở nhạc kịch “Tấm Cám” của Buffalo, dù thành công trong việc bán vé, doanh thu gần 1 tỷ đồng, nhưng họ vẫn bị thua lỗ lớn do mức đầu tư quá cao. Có thể nói, Buffalo tập hợp số ít những người trẻ vẫn còn “mặn mà” với nhạc kịch. Theo MC Quyền Linh, “tôi phải nói là rất ngưỡng mộ nhóm Buffalo. Giữa bối cảnh sân khấu hiện nay, các bạn lao vào đó. Có thể là các bạn điên nhưng là “cái điên trong nghệ thuật”. Các bạn là những con thiêu thân trong nghệ thuật, có sự sống chết với nghệ thuật. Bản thân tôi cũng từng sống trong nghệ thuật nên tôi hiểu điều đó. Và tôi rất trân trọng những gì các bạn đang làm”.

Đi chúng hóa nhc kch

Nhạc kịch là một thể loại sân khấu được kết hợp bởi những loại hình nghệ thuật đỉnh cao và được ưa chuộng nhất trong công chúng phương Tây. Âm nhạc có sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng, hát opera và các thể loại nhạc đại chúng như pop, rock, jazz; vũ đạo bao gồm cả ballet và nghệ thuật múa đương đại; sự tham gia của nghệ thuật diễn xuất kịch sân khấu; ấn tượng mạnh về hiệu ứng, kỹ xảo sân khấu, âm thanh và ánh sáng hiện đại. Nhạc kịch nhanh chóng trở thành một trong những loại hình nghệ thuật giải trí thành công nhất với doanh thu khổng lồ tại ba trung tâm lớn nhất: New York, London và Paris. Ở Việt Nam, Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM có thể nói là một trong những đơn vị đã có nhiều sự nỗ lực để góp phần đại chúng hóa nhạc kịch. Năm 2014, chương trình “Những trích đoạn nhạc kịch Broadway nổi tiếng” của Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM tại Nhà hát Thành phố đã bắt đầu giới thiệu đến khán giả những trích đoạn từ những vở musicals nổi tiếng thế giới: “The Phantom of the Opera”, “Cats”, “Romeo and Juliet”, “Notre Dame de Paris”, “Les Miserables”… với sự tham gia của các giọng ca danh tiếng: Đức Tuấn, Võ Hạ Trâm, Ngọc Tuyền, NSƯT Hồng Vy, Trần Duy Linh, Thanh Nga, Khánh Ngọc… Nhạc kịch được xem là văn hóa tinh thần quá quen thuộc với các nước phương Tây. Thế nhưng ở Việt Nam, nhiều khán giả vẫn còn quá lạ lẫm với nhạc kịch. Theo giới chuyên môn, nhạc kịch như một cầu nối giữa nghệ thuật hàn lâm và nghệ thuật giải trí đại chúng, vừa mang lại cảm xúc gần gũi cuộc sống, vừa được nâng tầm bởi giá trị nghệ thuật đỉnh cao. Với mong muốn đại chúng hóa nhạc kịch mà thời gian gần đây, tại Hà Nội và TP.HCM liên tục xuất hiện những dự án nhạc kịch có quy mô và sự bài bản. Chính sự đầu tư này đã cho thấy những người tâm huyết với nhạc kịch đã có những nỗ lực đáng trân trọng để đưa nhạc kịch đến gần với khán giả Việt Nam.

Yên Hà

Kỳ tới: C ĐI RI S THÀNH ĐƯNG