Thứ năm, 19/4/2018, 22h49

Những chiến binh xanh lá

Danh xưng nghe có v m miu này li là cách gi chung ca hc sinh trong trưng dành cho Câu lc b (CLB) Môi trưng ECO (Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa, Q.1) bi chính quyết tâm “làm xanh môi trưng”.

Mt bui thí nghim do CLB Môi trưng ECO t chc

Không chỉ mang đến những kiến thức bảo vệ môi trường thông qua các bài học về tự nhiên, các thí nghiệm thực tiễn, ECO còn là nơi tạo ra những ngày hội tái chế, triển lãm sáng tạo để “rác chẳng còn là rác”. Trên tất cả, ECO kêu gọi một lối sống thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với môi trường bằng những việc làm cụ thể nhằm bảo vệ hệ sinh thái.

S mnh mang phong cách… ECO

Khởi sinh CLB là em Đỗ Khánh Vy (học lớp 12CA1), bắt đầu từ niềm yêu thích môi trường, đau đáu và cảm thấy như “chính mình bị tổn thương” khi mỗi ngày đều nhìn thấy con người hồn nhiên bức hoại môi trường sống. Vy nghĩ “bản thân là người yêu môi trường, phải làm điều gì đó trước khi quá muộn”. Và ECO ra đời từ năm 2016, khi đó Vy học lớp 11, với mong muốn lan tỏa tình yêu môi trường đến bạn bè đồng trang lứa nhiều hơn nữa, đến mọi người xung quanh và tạo ra một sân chơi cho những ai yêu môi trường thỏa sức sáng tạo. Đến nay, ECO đã là “ngôi nhà chung” của 35 thành viên cùng chung sức vì môi trường.

Đặc biệt, theo em Nguyễn Thu Minh (học lớp 11CS, chủ nhiệm CLB hiện nay), ECO còn mang theo sứ mệnh là xây dựng nên phong cách… ECO. Tức là kêu gọi mọi người sống có trách nhiệm với môi trường bằng các hành động cụ thể như hạn chế chất thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, bảo vệ động vật hoang dã… Chính từ sứ mệnh đó, dù chỉ mới thành lập 2 năm nhưng ECO đã mang đến “một hơi thở xanh” cho học sinh trong trường. Đó là những buổi sinh hoạt lý thuyết với các chủ đề về rác thải, về ô nhiễm nguồn nước…, cung cấp những kiến thức thiết thực về môi trường xung quanh cho học sinh. Những buổi triển lãm, workshop (buổi học dạy về một chủ đề nhất định) hướng dẫn cách tạo ra những “hệ sinh thái mini” truyền đi thông điệp tạo ra một không gian xanh không hề khó. Hay những ngày hội tái chế kêu gọi học sinh trong trường ủng hộ và quyên góp phế phẩm… Tuy nhiên, theo Thu Minh, ấn tượng nhất và luôn được học sinh trong trường mong chờ phải kể đến Ngày hội tái chế - một hoạt động trọng điểm của CLB. “Thực chất đây là ngày kêu gọi học sinh toàn trường quyên góp chai, lọ, vỏ hộp sữa đã sử dụng, bìa cứng, giấy, báo, tạp chí, đĩa CD…; đổi lại các bạn sẽ được nhận những phần quà nho nhỏ dễ thương từ CLB như huy hiệu, bookmark (thanh kẹp sách). Sau đó, từ những đồ quyên góp này, chúng em sẽ tạo ra các sản phẩm tái chế, đồ handmade trang trí, bức tranh… để làm xanh không gian”, Thu Minh chia sẻ. Số tiền thu được trong ngày hội được CLB quyên góp cho hoạt động cứu trợ voi của WWF (Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới), nhằm nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã với học sinh.

“Hai tuần một lần CLB sinh hoạt theo những chủ đề riêng biệt, cung cấp cho các thành viên những kiến thức về bảo vệ môi trường nước, môi trường đất, về việc tại sao lại có bão, xói mòn đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí do đâu mà ra. Từ những kiến thức đó, các bạn sẽ hiểu biết hơn về môi trường, ý thức được mình phải hành động những gì”, chủ nhiệm CLB nói.

Lay đng nhng ph huynh khó tính

Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, CLB còn tạo ra những buổi thí nghiệm thực tiễn để các thành viên tự thiết kế thiết bị lọc nước, phân biệt các loại nước ô nhiễm. Tất cả thí nghiệm đều được thực hiện từ những nguyên liệu tái chế như bìa giấy các-tông, chai nước, lon nước ngọt. “Không còn hiện tượng các bạn xả rác bừa bãi. Những chai, lon nước ngọt, vỏ hộp sữa sau khi uống xong ở căng tin, rất nhiều bạn đã hình thành thói quen mang về nhà cất để chờ quyên góp cho ngày hội tái chế”, Thu Minh vui mừng cho biết.

Mt chai nưc ung xong đưc các thành viên trong CLB tái chế thành thi khóa biu hc tp

Ngay cả bản thân mình, Thu Minh cho biết cũng đã “đổi thay từng ngày”. “Ngày trước, em không để ý lắm đến việc sử dụng nước như thế nào là hợp lý. Nhưng từ ngày tham gia CLB, em hiểu nước cực kỳ quý giá. Để trở thành một người biết yêu môi trường thì bảo vệ nguồn nước thôi chưa đủ mà còn phải có kiến thức về việc sử dụng nguồn nước, như nên hạn chế sử dụng nước đóng chai, nên tắm bằng vòi hoa sen, không để vòi nước chảy khi đánh răng, sửa vòi nước khi bị rò rỉ…”, Thu Minh chia sẻ.

Đồng hành với CLB ngay từ những ngày đầu, với Lê Nguyễn Đan Châu (học lớp 11CS) thì thay đổi lớn nhất của bản thân chính là việc hiểu rằng “rác không hẳn là rác, cũng sẽ có tiếng nói riêng, cũng sẽ làm đẹp cuộc sống nếu bản thân mỗi người biết tận dụng”. Đan Châu nói: “Những chai thủy tinh sau khi dùng xong, thay vì vứt đi thì qua những buổi workshop, em đã biết tận dụng để tạo ra một hệ sinh thái mini thu nhỏ làm xanh góc học tập bằng cách trồng những cây có khả năng chịu đựng trong môi trường ít ánh sáng, ít chất dinh dưỡng như dương sỉ, rêu, xương rồng...”. Thậm chí, em cho biết “ở nhà bây giờ có rất nhiều vật dụng được làm từ đồ tái chế như kệ sách, hộp đựng đồ, hộp bút…”.

Đặc biệt, sức lan tỏa của ECO còn lay động những bậc phụ huynh khó tính. “Từ việc làm của con, gia đình cô bây giờ đã biết phân loại rác, nước cũng được các thành viên trong gia đình điều chỉnh khi sử dụng”; “Rất hoan nghênh các cháu sinh hoạt trong một CLB ý nghĩa như thế này”… Đó là hai trong số rất nhiều ý kiến của phụ huynh trên fanpage (trang facebook) của CLB. Những chia sẻ này, theo chủ nhiệm CLB, chính là động lực để các thành viên ECO - những chiến binh xanh lá - thêm lửa nhiệt thành trong sứ mệnh bảo vệ môi trường.

Đ Long