Thứ sáu, 8/3/2024, 09h10

Phân luồng học sinh sau THCS tại TP.HCM: Nhiều giải pháp gỡ điểm nghẽn

Hàng năm, TP.HCM có khong trên 100.000 hc sinh tt nghip THCS. Thông qua k thi tuyn sinh vào lp 10, TP.HCM thc hin phân lung 70% hc sinh sau THCS tiếp tc hc THPT công lp; 30% còn li s hc ti các trưng THPT tư thc, ngoài công lp; trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX; các trưng ngh


Hc sinh lp 9 ti TP.HCM tri nghim ti trưng ngh

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác phân luồng học sinh sau THCS của TP.HCM những năm qua còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ học sinh học tại các trường nghề còn thấp, nguyên nhân đến từ nhiều phía, trong đó quan trọng nhất là tư duy của phụ huynh, học sinh, xã hội nhìn nhận việc học nghề sau THCS còn nhiều hạn chế.

“Con hc ngh sau THCS là thit thòi”

Tham gia trong Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp sau THCS năm 2024 do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức mới đây, nhiều phụ huynh học sinh lớp 9 ở các trường THCS tại TP.HCM bày tỏ băn khoăn việc con em mình nếu rẽ sang hướng học nghề sau THCS là thiệt thòi vì các em còn quá nhỏ, nên phụ huynh “không đành lòng”.

“Tốt nghiệp THCS, con mới ở lứa tuổi 15, 16, còn quá nhỏ để có thể đi học nghề và ra ngoài đời bươn chải. Ở tuổi này con cần tiếp tục học lên THPT để vừa trang bị thêm kiến thức, rèn luyện thêm kỹ năng, mới có thể đủ thêm chín chắn cả về kiến thức, sở thích để định hướng nghề nghiệp, biết mình muốn học nghề gì, ngành nào mà lựa chọn. Vì thế, học nghề sau THCS con sẽ rất thiệt thòi” - chị Thu Hường - phụ huynh lớp 9, Trường THCS Quang Trung (quận Gò Vấp) chia sẻ.

Trên thực tế, quan điểm “con thiệt thòi khi học nghề sau THCS” là quan điểm phổ biến của nhiều phụ huynh học sinh lớp 9. Đây cũng là rào cản chính khiến công tác phân luồng học sinh sau THCS ở các trường THCS bị “nghẽn”.

Thầy Lê Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận 10) cho hay, hàng năm tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS của trường không đạt được 30% như mục tiêu đặt ra. Lý do là nhiều học sinh dù có sức học không được cao nhưng khi giáo viên tư vấn cho phụ huynh để con học nghề hoặc học các hướng học khác thì phụ huynh đều không chịu mà đều muốn con thi tuyển sinh vào lớp 10. Nhiều phụ huynh khi được giáo viên chủ nhiệm, nhà trường tư vấn để học các hướng học khác phù hợp thậm chí còn “làm căng” khi cho rằng nhà trường, giáo viên đang làm mất quyền lợi của con em mình.

“Quan điểm của phụ huynh vẫn là con thi tuyển sinh 10 trước đã, nếu có rớt thì mới tính sau, lúc đó tính đến việc đi học nghề, học GDTX hay tìm hiểu các trường THPT tư thục cũng chưa muộn. Chỉ những phụ huynh nào con học thật sự rất kém hoặc gia đình quá khó khăn thì mới chủ động tìm hiểu cho con rẽ sang các hướng học khác, không tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10. Song con số này rất ít” - thầy Vinh chia sẻ.

Phụ huynh nặng nề về tư tưởng học trường công cũng là khó khăn trong công tác phân luồng nhiều năm nay của Trường THCS Nguyễn Huệ (quận 4). Theo thầy Tân Trung Nghĩa - Hiệu trưởng nhà trường - do đặc thù đối tượng học sinh nên công tác phân luồng được nhà trường hết sức chú trọng, triển khai xuyên suốt ngay từ năm lớp 8 chứ không phải đợi đến lớp 9 mới làm. Trong đó, với khối 8, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn theo dõi năng lực học tập của học sinh để có hướng động viên, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh cũng như hoàn cảnh gia đình để có sự tư vấn phù hợp với phụ huynh.

“Nhiều trường hợp dù tư vấn, dù theo sát từ năm lớp 8 nhưng tư vấn phụ huynh học sinh ra học nghề vẫn khó. Thậm chí, học sinh có thiên hướng học nghề vì các em biết năng lực mình không theo học văn hóa bậc THPT được nhưng phụ huynh vẫn nhất quyết con phải thi tuyển sinh 10, nếu trượt thì mới tính sau”.

Nhiu gii pháp đưa hc sinh đến trưng ngh

Nhìn nhận điểm nghẽn trong công tác phân luồng học sinh sau THCS tại trường đa phần nằm ở tư duy của phụ huynh, học sinh, theo các trường THCS, để gỡ điểm nghẽn trong công tác này thì cần phải thay đổi được tư tưởng cho phụ huynh, học sinh, theo hướng “mưa dầm thấm lâu”, đổi mới phương thức tiếp cận và tư vấn cho phụ huynh học sinh.

Thầy Tân Trung Nghĩa - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ cho biết, nhà trường kiên trì với việc theo sát, phối hợp với phụ huynh học sinh từ khối 8 để thực hiện công tác phân luồng. Khi học sinh lên khối 9, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục kiên trì đeo bám để làm sao giúp phụ huynh hiểu học nghề sau THCS là một giải pháp thiết thực.

Đ ngh c th hóa t l hc viên ra trưng có vic làm

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau THCS tại TP.HCM, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu đề nghị các trường trung cấp nghề trên địa bàn thành phố cần cụ thể hóa hơn số tỷ lệ học viên trung cấp ra trường có việc làm. Theo ông, tỷ lệ này là điều rất quan trọng tác động làm thay đổi tư duy, nhận thức của phụ huynh học sinh.

Ngoài ra, ông cũng đề nghị các trường trung cấp tiếp cận nhiều hơn với các phòng GD-ĐT quận, huyện và TP.Thủ Đức; các phòng giáo dục cần tổ chức nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp.

“Hiện nay Sở GD-ĐT đã ký liên tịch với Sở LĐ-TB&XH, tạo điều kiện các trường trung cấp có điều kiện tiếp cận với học sinh lớp 9, giáo viên chủ nhiệm có thông tin đầy đủ kịp thời phân luồng học sinh. Với công tác phân luồng, các phòng giáo dục, các trường THCS phải tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo có chuyên gia để giúp cho học sinh, phụ huynh nhìn ra năng lực, biết được học tiếp môi trường nào là phù hợp nhất…”.

“Không chỉ giáo viên chủ nhiệm tư vấn, nhà trường còn mời các trường nghề về trường trực tiếp tư vấn cho phụ huynh học sinh hiểu về quyền lợi của con khi tham gia học nghề, mời cựu học sinh đang là học viên trường nghề đến chia sẻ. Cạnh đó, trường còn tổ chức các chương trình đưa học sinh đi tham quan, trải nghiệm trường nghề để tận mắt thấy, tai nghe về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất… Từ những nỗ lực bền bỉ đó, tỷ lệ học sinh phân luồng sau THCS tại trường từng bước được tăng lên theo từng năm trong một vài năm trở lại đây” - thầy Tân Trung Nghĩa cho hay.

Ông Đỗ Minh Hoàng - Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An: Xác định học sinh có năng lực thực hành tốt, 3 năm nay trung tâm phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng đào tạo song bằng cho học sinh vừa học văn hóa, vừa học trường trung cấp nghề, với 10 nghề từ chăm sóc sắc đẹp, tiếng Trung Quốc, điều dưỡng, logistics… Học sinh học được miễn học phí học nghề. 70-80% tốt nghiệp trung cấp.

Từ phía trường đào tạo nghề, ông Phan Hoàng Dũng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách Nghệ TP.HCM cho biết để “kéo” học sinh sau THCS về trường nghề, nhà trường đã thay đổi cách tiếp cận, tác động đến tư duy, nhận thức của cả cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh khối 9. Cạnh đó, trường đẩy mạnh chất lượng đào tạo, tạo sự đặc sắc để thu hút học sinh.

Năm qua trường đã phối hợp với Phòng GD-ĐT huyện Hóc Môn để bồi dưỡng đội ngũ tư vấn phân luồng cho học sinh sau THCS, đồng thời chủ động đưa các chương trình tư vấn sau THCS vào cho học sinh THCS về định hướng nghề nghiệp, tham gia tư vấn phụ huynh học sinh. Hiện nay học sinh học trung cấp tại trường hầu hết đều là học sinh sau THCS, do phụ huynh học sinh tiếp cận, thay đổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 cũng thay đổi tư duy. 2 kênh này cùng với đội ngũ đồng hành đã giúp học sinh hiểu hơn về phân luồng. “Những năm gần đây, công tác phân luồng đã có những tín hiệu tích cực, mỗi năm trường tuyển sinh được khoảng 1.000 học viên ở các ngành nghề khác nhau”, ông Dũng thông tin.

Đ Yến Khương