Thứ năm, 26/4/2018, 21h18

Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học: Đừng là lý thuyết suông!

Sau rt nhiu s vic liên quan ti vic ng x thiếu chun mc trong trưng hc ca giáo viên, ph huynh và hc sinh, B GD-ĐT va công b bn d tho đ án “Xây dng văn hóa ng x trong trưng hc” giai đon 2018-2025. Mc đích ca bn d tho là xây dng hoàn thin b quy tc ng x văn hóa trong trưng hc t trưc thm năm hc 2018-2019.

Đ quy tng x văn hóa trong trưng hc phát huy hiu qu cn chú ý đến s tương tác hai chiu gia nhà trưng, giáo viên, hc sinh, ph huynh… Trong nh: Hc sinh trao đi vi chuyên gia trong chương trình tư vn hưng nghip. Ảnh: D.B

Dự thảo đặt ra mục tiêu chung là: Hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường để nâng cao chất lượng GD-ĐT, góp phần xây dựng con người Việt Nam nhân ái, nghĩa tình, trách nhiệm, trung thực và sáng tạo. Từ mục tiêu chung, dự thảo đề ra 3 mục tiêu cụ thể từ năm 2018 đến 2020 là: Thứ nhất, 100% trường học xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặc thù của lĩnh vực GD-ĐT. Thứ hai, 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan tới văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa gia đình, nhà trường, cộng đồng và liên tục duy trì, phát huy vào các năm sau. Thứ ba, có ít nhất 90% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cán bộ công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên trong các nhà trường được bồi dưỡng nâng cao và có năng lực tốt, mẫu mực trong tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học và đạt 95% vào năm 2025. Để đạt được các mục tiêu đề ra, dự thảo cũng đưa ra 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Trong đó có việc xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học với yêu cầu phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuổi và các cấp học.

Để bộ quy tắc này phát huy hiệu quả sử dụng, chúng tôi xin góp thêm mấy ý sau đây: Thứ nhất, quy tắc ứng xử phải dựa trên cơ sở của Luật Giáo dục. Phải kết hợp với Luật Giáo dục và phát huy vai trò của luật này để áp dụng vào thực tiễn. Vì theo quan sát của chúng tôi, hầu hết giáo viên, học sinh và phụ huynh hiện nay đều không biết có Luật Giáo dục là gì. Thứ hai, chú ý đến phạm vi không gian, các mối quan hệ của các đối tượng liên quan đến bộ quy tắc để đưa ra những điều khoản phù hợp. Vì vậy, không chỉ có không gian và đối tượng giao tiếp trong trường học, mà cần mở rộng ra ở phạm vi gia đình, xã hội. Theo đó, bộ quy tắc nên chú ý đến các tương tác hai chiều, phong phú các mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội. Thứ ba, đảm bảo sự hài hòa về “tính dân chủ” - một nhu cầu tất yếu phải có - trong học đường với truyền thống “tôn sư trọng đạo” - một nguyên tắc ứng xử thành thông lệ xưa nay. Vì hiện tại hai mặt này đang bị “trật khớp” rất lớn, có vẻ như đang… chỏi nhau. Thứ tư, phải có chiến lược đồng bộ, lâu dài và xây dựng từ gốc. Chẳng hạn các sinh viên đào tạo từ các trường sư phạm phải là người nắm vững và thực tế hóa các quy tắc này. Nhìn vào thực tế hiện nay, chúng tôi thấy sinh viên sư phạm chẳng khác gì nhiều với sinh viên các trường khác về ăn mặc, nói năng… Ngay cả chương trình học cũng ít chú trọng đến các kỹ năng sư phạm, trong đó có kỹ năng ứng xử. Thứ năm, cần có cách áp dụng bằng những giải pháp cụ thể, tránh xa rời, lý tưởng, để không rơi vào tình cảnh chỉ là những văn bản lý thuyết suông trên giấy, trên các bảng treo. Chẳng hạn, đưa quy tắc này vào những buổi học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Đưa vào chương trình học chính khóa cho học sinh đầu cấp. Trực tiếp phổ biến đến tận tay phụ huynh trong các cuộc họp với nhà trường. Và dĩ nhiên là có sự cam kết thực hiện và các biện pháp kèm theo nếu vi phạm bộ quy tắc này.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)