Thứ bảy, 12/5/2018, 21h23

Sách sử đang có nhiều lỗ hổng

Sách s là dòng sách không th thiếu trên th trưng xut bn. Tuy nhiên, khâu xut bn sách s đang gp nhiu l hng.

Mt ph huynh tìm mua sách s cho con ti Hi sách TP.HCM 2018

Gi m dung tc

Sự việc cuốn sách “Chim ưng và chàng đan sọt” đoạt giải C hạng mục Sách hay trong lễ trao giải Sách quốc gia 2018 dường như vẫn chưa lắng xuống. Điều đáng nói là trước đó, cuốn tiểu thuyết lịch sử này cũng đoạt giải B (không có giải A) cuộc thi viết tiểu thuyết giai đoạn 2011-2015 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.

Cuốn tiểu thuyết lịch sử này viết về nhân vật chính Phạm Ngũ Lão, người xuất thân nông dân trở thành anh hùng. Bên cạnh đó, cuốn tiểu thuyết còn khắc họa chân dung của Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Điều dư luận chỉ trích là ở những câu chữ dung tục trong các đoạn tả cảnh ân ái giữa nhân vật Trần Khánh Dư với công chúa Thiên Thụy. Không ít phụ huynh đã thể hiện sự lo ngại, cuốn tiểu thuyết lịch sử sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các độc giả nhỏ tuổi. Giữa thị trường giải trí, xuất bản có quá nhiều những thông tin như thế hiện nay, sự lo sợ, muốn tẩy chay, thu hồi cuốn sách này của nhiều phụ huynh cũng là tâm lý dễ hiểu.

Theo nhà văn Nguyễn Phan Hách, Trưởng tiểu ban Sách văn học của giải thưởng Sách quốc gia 2018, “cuốn sách của tác giả Bùi Việt Sỹ viết về cuộc kháng chiến Nguyên Mông khoáng đạt, có sức hấp dẫn. Có một vài chi tiết nếu nhìn nhận khắt khe thì phản ứng vì cho rằng yếu tố nhạy cảm chưa phù hợp. Một vài chi tiết miêu tả cảnh ân ái không ảnh hưởng đến nội dung tổng thể của cuốn sách. Hội đồng chấm giải gồm nhiều người đã xem xét kỹ lưỡng, nghiêm túc mới quyết định trao giải. Trước đó, cuốn sách đã từng đoạt giải B của Hội Nhà văn Việt Nam, như thế nội dung được lựa chọn cũng kỹ càng rồi…”. Lời giải thích của ông dường như vẫn chưa thỏa đáng đối với nhiều độc giả. Sử dụng cách thể hiện gợi mở trong xu thế viết sách sử hiện nay là một cách đến gần hơn với độc giả. Tuy nhiên, đóng nhưng mà mở, dung dị nhưng không dung tục, hấp dẫn nhưng không phô bày mới là sợi dây kết nối tác phẩm với độc giả bền chặt.

Cn s kim soát cht ch

Trước “Chim ưng và chàng đan sọt”, nhiều tiểu thuyết lịch sử khi ra mắt độc giả cũng đã gây ra những cuộc tranh luận dữ dội. Năm 2010, khi tiểu thuyết “Hội thề” của nhà văn Nguyễn Quang Thân đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, văn đàn Việt Nam cũng chứng kiến những cuộc tranh luận nảy lửa. Truyện ngắn “Trở về Lệ Chi viên” bị phê phán vì đã xúc phạm danh nhân Nguyễn Trãi và bà nữ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ vì những miêu tả tình dục trần trụi, sự sai lệch thời gian và tình tiết cốt truyện so với những điều được ghi trong sử sách. Dư luận cũng phản ứng với “Tây Sơn bi hùng truyện” do những hư cấu “làm méo mó” hình ảnh vị tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân.

Sách s là mt dòng sách không th thiếu trong th trưng xut bn. Thế nên, điu quan trng là ngưi viết tiu thuyết lch s phi có trách nhim vi nhân vt. S thoi mái hư cu, ba chi tiết thêm tht vào mt nhân vt có tht là điu ti k. Hơn na, khâu xut bn cũng cn đưc thc hin cht ch hơn đ sách s Vit to đưc ch đng trong lòng đc gi.

Văn xuôi hư cấu lịch sử thường tạo nên sóng gió dư luận nhiều nhất. Những cuộc tranh luận gay gắt về mức độ chân thực so với sự thật lịch sử và sự vênh lệch so quan điểm chung của cộng đồng đã cho thấy thông tin trong sách sử cần được kiểm chứng, viết bằng cái tâm của tác giả chứ không thể hư cấu, làm sai lệch một cách trắng trợn.

Năm 2017, Cục Xuất bản đã có công văn yêu cầu đơn vị phát hành cuốn “Một cơn gió bụi” (Kiến văn lục) của tác giả Trần Trọng Kim phải lập tức thu hồi vì nội dung “Một cơn gió bụi” bị sai lệch, vi phạm Luật Xuất bản. Sách có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng. Nhiều tác phẩm viết về lịch sử có sự đầu tư công phu, kỹ lưỡng nhưng cũng không tránh khỏi những lỗi sai sót đáng tiếc. “Đất nước Việt Nam qua các đời” của tác giả Đào Duy Anh là một công trình nghiên cứu địa lý học lịch sử Việt Nam có giá trị to lớn, đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 2000), thế nhưng mỗi lần tái bản lại càng sai. “Việt Nam sử lược” của tác giả Trần Trọng Kim gần đây liên tục được tái bản. Ấn phẩm do Nhà xuất bản Văn học - Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam xuất bản năm 2017 có khá nhiều lỗi đáng tiếc.

Theo tổng kết của Cục Xuất bản, năm 2017, đơn vị này đã phát hiện và xử lý 129 xuất bản phẩm vi phạm, trong đó có 96 xuất bản phẩm vi phạm nội dung. Không thể phủ nhận được những bước tiến rõ rệt của ngành xuất bản trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, trên thị trường sách vẫn còn lưu hành những tác phẩm “rác”, sai lệch về nội dung ảnh hưởng đến cách tiếp cận thông tin và sự cảm thụ của người đọc.

Bài, nh: Thc Quyên