Thứ năm, 8/2/2018, 22h09

Sân khấu hóa hình tượng người phụ nữ trong văn chương

Văn hc là bông hoa ngát hương n ra t cuc sng đi thưng. Ly cht liu t đi sng, văn hc như mt tm gương đa chiu đa din phn ánh thc ti. Vi ý nghĩa đó, nhng tác phm như: Đt nưc li ru, Hòn vng phu, trích đon Tin dn ngưi yêu, Bánh trôi nưc, D c hoài lang… đưc thy và trò Trưng THPT Nguyn Tt Thành (Qun 6, TP.HCM) la chn sân khu hóa, thêm mt kênh đ HS thêm yêu thích nhng áng văn chương.

Hot cnh Nht ký Đng Thùy Trâm đưc các HS Trưng THPT Nguyn Tt Thành dàn dng

Hình tưng “Ngưi ph n t trang sách đến cuc đi”

Vừa qua, hơn 2.000 học sinh (HS) Trường THPT Nguyễn Tất Thành đều hào hứng với chuyên đề ngoại khóa “Người phụ nữ từ trang sách đến cuộc đời” do tập thể tổ Ngữ Văn cùng các em HS thực hiện. Nhiều tác phẩm được chắt lọc, lựa chọn theo từng giai đoạn lịch sử văn học từ trung đại đến hiện đại, được dàn dựng và thực hiện một cách công phu như: Múa “Đất nước lời ru”, hoạt cảnh “Hòn vọng phu”, nhạc kịch trích đoạn “Tiễn dặn người yêu”, múa “Bánh trôi nước”, ca múa “Dạ cổ hoài lang”… đều hướng tới khắc họa hình tượng người phụ nữ trong văn học từ xưa đến nay.

Theo dõi bạn hóa thân vào người phụ nữ tiễn chồng ra trận, vì thương nhớ nên ngày ngày ôm con mỏi mòn chờ đợi đến hóa đá. HS Phạm Thùy ngân ngấn lệ xúc động: “Em đọc trích đoạn “Hòn vọng phu” trong sách, khi đọc có lẽ chưa hiểu hết được ý nghĩa cũng như chưa thể cảm được nội dung mà câu từ chuyển tải. Nhưng khi tập trung vào các hoạt cảnh mà các bạn hóa thân vào nhân vật, với những bối cảnh gay cấn của chiến trận, nỗi nhớ chờ đợi đến mòn mỏi của người vợ ở nhà… âm nhạc có trầm có bổng có lúc lại da diết thê lương không hiểu sao lại khiến em rưng rưng”. Cũng như Thùy, HS Trần Quốc Huy trần tình: “Em thích học toán nên bình thường ở lớp em chỉ học văn sơ sài, nay xem các bạn hóa thân vào nhân vật rất hay, lúc hài hước, lúc lại trữ tình, không cần đọc lại em cũng nhớ được cốt truyện hoặc hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Không những thế, em cảm thấy văn học quả rất gần gũi với cuộc sống và cảm phục hơn về đức hy sinh, chịu thương chịu khó của những người bà, người mẹ trong văn học lẫn đời thường…”.

Cô Trần Mỹ Linh - Tổ trưởng tổ Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Tất Thành cho biết: Mỗi năm nhà trường đều định hướng tổ Ngữ Văn xây dựng một chương trình chuyên đề ngoại khóa hướng đến một hình tượng. Mục đích là sân khấu hóa những hình tượng trong văn học giúp HS có thêm một kênh để dễ dàng tiếp cận với văn học, thông qua đó giúp các em hiểu văn học không phải chỉ trên lý thuyết mà luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của con người. “Năm vừa qua, nhà trường đã xây dựng chương trình tái hiện hình ảnh người lính trong văn học. Năm nay hình tượng người phụ nữ được lựa chọn để chuyển tải những thông điệp đến với các em. Sau mỗi một chương trình, hiệu quả cũng như sức lan tỏa tình yêu văn học đến với các em càng tăng thêm rõ rệt. Tiếp nối những thành công đó, trong năm tới nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện chương trình tái hiện những hình tượng trong văn học hiện thực, những mảng sáng - tối của xã hội giai đoạn trước cách mạng tháng tám”.

Giáo dc nhng đc tính tt đp

Cô Linh chia sẻ thêm: “Phụ nữ là một nửa của thế giới, vậy nên hình tượng người phụ nữ từ xưa cho tới nay đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên với một vẻ đẹp riêng, sức hút riêng. Không chỉ thế, người phụ nữ Việt Nam trải qua biết bao nhiêu thế hệ đã chạm khắc nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Họ trở thành những huyền thoại, những điển hình nghệ thuật bất hủ, những tuyệt khúc thiên thu mà tạo hóa đã dành tặng cho nhân loại. Thế nên hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam luôn thật đẹp, và đáng quý… Do đó, khi lựa chọn sân khấu hóa hình tượng người phụ nữ, ngoài mục đích giúp các em hiểu đây là những hình tượng gần gũi trong đời sống, không phải hư cấu, thông qua đó nhà trường luôn mong mỏi có thể giáo dục cho các em những đức tính tốt đẹp về đức hy sinh, chịu thương chịu khó, tảo tần… của những người mẹ, người bà, người chị cũng là những người hy sinh cả cuộc đời mình để cho con, cho chồng…”.

Trong khuôn khổ chương trình, ngoài các tiết mục hoạt cảnh, nhạc kịch được xây dựng để khắc họa về hình tượng người phụ nữ còn có tiết mục biểu diễn thời trang. Theo đó tái hiện lại văn hóa trang phục của người phụ nữ từ thời xưa cho đến nay như: Trang phục của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết “Âu Cơ và Lạc Long Quân”, trang phục các nhân vật trong truyện Tấm Cám, Thúy Kiều, Thúy Vân, Tú Bà, Thị Nở, Chí Phèo… đến trang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em. “Việc xây dựng tiết mục thiết kế và trình diễn thời trang, ngoài tạo ra sân chơi vui nhộn cho các em, nhà trường cũng hướng đến phát triển khả năng sáng tạo của HS. Hầu hết các trang phục đều do các em tự thiết kế” - Cô Linh cho hay.

Thầy Lê Văn Anh - Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: Nhận thấy đổi mới phương pháp dạy và học là đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay, hơn 2 năm trở lại đây nhà trường đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đổi mới. Trong đó là việc xây dựng 16 CLB về chuyên môn lẫn năng khiếu (Văn, Thể, Mỹ). Song song với đó là nhiều hoạt động chuyên đề cũng như hoạt động trải nghiệm được chú trọng tổ chức. Trong năm tới, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh những chương trình hoạt động để lấy học sinh và chất lượng giáo dục làm trung tâm.

Bài, nh: Thy Dương