Thứ sáu, 15/3/2024, 15h42

Thay đổi định hướng ôn tập môn ngữ văn: Học tủ, học vẹt là “thua chắc”

Năm nay, TP.HCM thay đi đnh hưng ôn tp môn ng văn trong k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp phn ngh lun văn hc. Vi thay đi này, nếu hc sinh vn có tư tưng hc vt, hc t là “thua chc”.


Theo S GD-ĐT TP.HCM, s thay đi nhm hưng đến đm bo quyn li cho hc sinh

Không th hc t, hc vt

ThS. Trần Lê Duy (giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đánh giá, việc TP.HCM thay đổi định hướng trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm 2024 ở môn ngữ văn đối với phần nghị luận văn học (chuyển từ mở thành đóng trong đề 1) sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn cho học sinh khi ôn tập và làm bài.

Về bản chất, dù cách ra đề như thế nào thì học sinh vẫn phải nắm vững các kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa lớp 9, bao gồm cả tác phẩm thơ và truyện. Có điều, nếu trước đây cả 2 đề trong phần nghị luận văn học đều cho học sinh chọn tác phẩm, bên cạnh một bộ phận học sinh sẽ có thêm nhiều-đất-vùng-vẫy hơn thì cũng có nhiều học sinh cảm thấy hoang mang, không biết học gì, chọn gì. Việc thay đổi theo hướng ấn định rõ tác phẩm trong đề 1 sẽ giúp học sinh có sự lựa chọn cân đối hơn. “Điều quan trọng nhất là học sinh cần phải có phương pháp học tập đúng thì mới có thể đạt được điểm cao trong môn ngữ văn. Với thơ buộc phải thuộc thơ, phải nắm được sơ đồ ý chính của bài thơ, biết được rằng bài thơ đó có những ý chính nào, chia bố cục ra làm sao, nắm được kỹ năng phân tích bài thơ đi từ nghệ thuật đến nội dung. Đối với truyện, học sinh cần có một sơ đồ tóm tắt luận điểm về các nhân vật; kiểm đếm được rằng với mỗi nhân vật như vậy thì cần có những ý lớn nào phải nắm. Tức là học sinh phải nhìn được tổng thể ý chính của bài. Trên tổng thể ý chính đó thì học dẫn chứng trực tiếp về truyện. Chú ý là chỉ học những dẫn chứng tiêu biểu liên quan đến hệ thống ý chính mà mình đã nắm chứ không phải là học quá nhiều. Đọc thêm một số tài liệu để mở rộng thêm góc nhìn”, thầy Duy nêu rõ.

Giảng viên này nhấn mạnh, việc ôn một tác phẩm văn học không phải là học một đề cương từ đầu đến cuối mà giống như xây một ngôi nhà, học sinh cần nắm được cái nền, móng, từ cái chung, bao quát đến cái cụ thể, chi tiết. Sau khi nắm sơ đồ ý chính rồi thì mới đi vào cái cụ thể, từ đó mới “dặm” thêm để bài viết được sinh động.

Khi phân tích tác phẩm thơ, truyện, nhiều học sinh thường sẽ lựa chọn cách học vẹt, tức là lấy một bài mẫu phân tích và học thuộc. Trong khi, nếu hiểu vấn đề thì chỉ cần quan sát đoạn thơ đó, nhận diện được những từ ngữ, những biện pháp nghệ thuật đặc sắc và viết ra theo ý hiểu của mình. Với những học sinh học vẹt thì sẽ phải học rất nhiều vì bài nào cũng phải học, ôn tập tràn lan. Việc đọc tham khảo thêm các bài mẫu chỉ là bước cuối cùng, bổ trợ để các em có thêm những ý tưởng hay, những phần liên hệ trích dẫn hay để giúp bài viết được phong phú hơn. Chứ không phải là học thuộc văn mẫu từ đầu đến cuối thì sẽ không hiệu quả.

Thay đi hưng đến quyn li ca hc sinh

Từ những bất cập trong đề thi tuyển sinh môn ngữ văn năm ngoái khi học sinh được chọn tác phẩm để thể hiện, nhiều học sinh không biết chọn gì hoặc chọn sai; vì vậy, trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, TP.HCM đã thay đổi định hướng ôn tập trong đề thi. Trong đó, ở phần nghị luận văn học, đề 1 sẽ cung cấp một đoạn trích hoặc một tác phẩm để học sinh phân tích; đề 2 là học sinh được chọn tác phẩm (thơ/truyện) để thể hiện theo yêu cầu của đề.

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, sự điều chỉnh của đề thi theo hướng cụ thể hóa hơn, với một đề đóng và một đề mở sẽ tạo thuận lợi cho học sinh nhiều hơn, đảm bảo được quyền lợi cho học sinh, đồng thời phát huy được tối đa năng lực học sinh, các em sẽ cảm thấy an tâm hơn.


V
i thay đi v đnh hưng ôn t môn ng văn, hc sinh không th hc t, hc vt

Đối với phần truyện, chỉ khi hiểu vấn đề thì các em mới có thể vận dụng được. Nếu đề thi mang tính vận dụng thì khi hiểu vấn đề các em mới có thể xoay chuyển để làm. Còn nếu như học theo kiểu học thuộc lòng thì với đề vận dụng các em sẽ không biết cách làm. “Ở đây đòi hỏi học sinh phải có phương pháp học. Nếu có phương pháp học thì dạng đề nào các em cũng có thể làm được. Còn nếu không có phương pháp học mà chỉ phụ thuộc vào đề cương, bài văn mẫu thì sẽ rất chới với. Cách ra đề này trong năm nay sẽ quay trở về với cách ra đề mấy năm trước đó TP.HCM từng ra. Do vậy, với thầy cô thì không có xáo trộn gì nhiều trong cách ôn tập cho học sinh. Còn với học sinh thì cần sắp xếp lại định hướng ôn tập, để làm sao với mỗi tác phẩm phải hiểu được bản chất vấn đề, không thể học tủ, học vẹt được”, thầy Duy khuyên.

Phi có chiến lưc ôn tp hp lý

Cô Nguyễn Thị Thanh Hiền (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THCS Minh Đức, Q.1) đánh giá, việc thay đổi định hướng ra đề thi phần nghị luận văn học trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tác động đến việc ôn tập của cả thầy và trò. Cụ thể, tinh thần từ đầu năm học, việc dạy và học được giáo viên triển khai theo chủ đề, trong một chủ đề đó giáo viên sẽ bao quát với học sinh nhiều tác phẩm. Với thay đổi hiện nay của TP.HCM thì học sinh phải học tất cả các tác phẩm trong sách giáo khoa, không thể học tủ một tác phẩm nào được. Học sinh phải nắm kiến thức trọng tâm của các tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 9. Như vậy, giáo viên cũng phải thay đổi cách dạy cho học sinh, để làm sao các em học đều tất cả tác phẩm, nắm được kiến thức trọng tâm của tất cả các tác phẩm mà bớt áp lực.

“Số lượng tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 9 không phải ít. Do vậy, để nắm được kiến thức trọng tâm của từng tác phẩm, có thể “chinh chiến” với nhiều dạng đề trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập thì học sinh phải nắm vững kỹ năng làm bài. Các phương pháp trong thao tác nghị luận văn, cách phân tích như thế nào, cảm thụ bằng nhận thức cùng với kỹ năng, kiến thức cơ bản để làm, chứ đừng quá lệ thuộc vào bài giảng của thầy cô. Nếu quá ôm đồm thì việc học sẽ không hiệu quả, có thể lẫn lộn các tác phẩm với nhau”, cô Hiền khuyên.

Bài, ảnh: Yến Hoa