Thứ bảy, 13/1/2018, 20h42

Thuốc đặc trị bắt nạt qua mạng

Âm thm lây lan nhưng li gm nhm, bào mòn thm chí hy hoi là nhng gì mà “virus” mang tên bt nt qua mng xã hi đang gây ra mi ngày đi vi nn nhân đưc chn ca nó, đc bit là đ tui hc sinh t THCS tr lên.

Hai tác gi (bên trái và phi) ti vòng chung kết cuc thi nghiên cu khoa hc va qua

Nhận ra điều này, mong muốn mang đến những giải pháp dài hơi và bài bản để giúp đỡ những nạn nhân, Đàm Đức Tài và Nguyễn Ngọc Thiên Ân - hai học sinh lớp 12A5 Trường THPT Trần Khai Nguyên (TP.HCM) - đã cùng nhau thực hiện đề tài “Biện pháp ứng phó với bắt nạt qua mạng”. Đề tài này lọt vào vòng chung kết Cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong vừa qua, tạo được sức “nóng” trong giới học sinh.

“Virus” bt nt qua mng xã hi

Đó là cách gọi của Tài và Ân về tình trạng bắt nạt qua mạng xã hội để khái quát sự nguy hiểm của hành vi này. “Không đơn thuần chỉ là những lời bình phẩm, phán xét trên mạng xã hội, nguy hiểm hơn nó còn là những hành vi như quấy rối, đeo bám, thậm chí đến mức cô lập… Sự đeo bám này đôi khi bước ra ngoài thực tế cuộc sống của nạn nhân, khiến họ sợ hãi, nguy hiểm hơn là tìm đến cái chết”, Tài phân tích. Tuy nhiên, theo Tài, dù nguy hiểm là vậy nhưng tại Việt Nam, vấn đề này lại chưa thật sự được chú trọng. Các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức đưa ra thực trạng, số liệu, đánh giá mà chưa đề ra một giải pháp nào thật sự can thiệp, giúp những nạn nhân của vấn nạn này thoát ra khỏi vũng lầy của tổn thương.

Đó cũng là lý do thôi thúc đôi bạn bắt tay tìm ra phương thuốc đặc trị con “virus” mang tên bắt nạt qua mạng. Bằng một cuộc khảo sát gần 1.000 học sinh ở 5 trường THPT, THCS trên nhiều địa bàn khác nhau tại TP.HCM, từ Q.1, Q.5 đến Q.7, xa hơn là huyện Hóc Môn về vấn đề này, nhóm thực hiện đề tài nhận ra rằng, có đến một nửa (50%) các bạn học sinh đã là nạn nhân của tình trạng bắt nạt qua mạng ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng khi sử dụng internet, mạng xã hội vào việc học tập, giải trí. “Đơn giản chỉ là một comment (bình luận) nói xấu, bình phẩm về ngoại hình hay những chỉ trích khiếm nhã đến việc sử dụng, xuyên tạc thông tin cá nhân của người khác trên mạng xã hội vào mục đích xấu… đều là những hành vi của bắt nạt trên mạng xã hội”, Ân cho biết.

Sẽ không ai nghĩ mình là nạn nhân cho đến khi rơi vào khủng hoảng, trầm cảm, sợ phải đến trường, sợ đối diện mỗi ngày, và Thiên Ân nói rằng khi đó, nếu không tỉnh táo, nạn nhân sẽ bị con “vi rút” bắt nạt qua mạng xã hội giết từ từ.

“Hãy nói vi chúng t

Triển khai thực hiện từ tháng 6-2017 với nhiệm vụ đầu tiên là tìm tài liệu liên qua đến bắt nạt qua mạng xã hội. “Chủ yếu là nguồn tài liệu từ nước ngoài. Chúng em chọn ra những tài liệu thật sự đáng tin và dịch ra tiếng Việt, chỉnh sửa lại cho phù hợp với học sinh Việt Nam, dưới sự hỗ trợ của cô Nguyễn Thị Nguyệt Quế, giáo viên tiếng Anh trong trường”, Tài chia sẻ.

Đc Tài (đng) đang kho sát các bn trong lp trưc khi thc hin đ tài

Để lan tỏa trong cộng đồng và tạo ra một điểm tựa cho các nạn nhân của bắt nạt qua mạng xã hội, nhóm đã lập ra trang fanpage (mạng xã hội) và trang web của đề tài. “Trên fanpage chúng em sẽ đưa những clip, bộ phim, nguồn tài liệu, bài viết chuyên sâu về vấn nạn bắt nạt qua mạng xã hội để bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu về loại vi rút này để hạn chế sự lây lan của nó. Đặc biệt, trên trang web, chúng em có thiết lập đường dây nóng, hỗ trợ nạn nhân bị bắt nạt 24/24h để giúp họ đưa ra hướng giải pháp”, Ân cho hay. Ngoài ra, nhóm còn hướng đến việc sử dụng đội ngũ tình nguyện viên là học sinh, những chuyên gia tư vấn tâm lý trực tiếp hỗ trợ nạn nhân bị bắt nạt. Các tình nguyện viên học sinh sẽ phải trải qua một khóa huấn luyện các kỹ năng tư vấn từ chuyên gia tâm lý. Theo Ân, khi tiếp nhận thông tin chia sẻ của nạn nhân, tình nguyện viên sẽ phân loại nạn nhân theo 4 cấp độ để có hướng can thiệp phù hợp. Nạn nhân vừa mới bị nhiễm vi rút, còn nhẹ; nạn nhân có dấu hiệu trầm cảm, sợ tiếp xúc với người xung quanh; nạn nhân trầm cảm nặng bị cô lập hoàn toàn; và nặng nhất là trầm cảm đến mức không kiểm soát được hành vi dẫn đến phạm tội hay tự tử. Tùy từng cấp độ mà tư vấn viên là học sinh hay chuyên gia, thậm chí là sự can thiệp của các cơ quan chức năng liên quan.

“Nếu cảm thấy mình đang là nạn nhân của bắt nạt qua mạng xã hội, hãy mạnh dạn nói với chúng tớ”, nhóm thực hiện nhắn nhủ với các bạn học sinh.

Thông minh trong s dng mng xã hi

Đó là lời khuyên được nhóm thực hiện đề tài đưa ra để hạn chế việc trở thành nạn nhân của bắt nạt qua mạng xã hội. “Hạn chế kết bạn qua mạng xã hội với những người mà bạn không quen biết, tạo ra những mật khẩu mạnh để kẻ xấu không xâm phạm được vào tài khoản của mình. Đặc biệt, hãy suy nghĩ kỹ và cẩn trọng trong việc chia sẻ thông tin cá nhân, like (thích), share (chia sẻ) trên mạng xã hội”, Ân nhắn nhủ.

Sắp tới, nhóm sẽ cho ra lò một cuốn cẩm nang hỗ trợ nạn nhân bị bắt nạt qua mạng xã hội. “Sẽ là những thông tin cảnh báo, cách nhận biết và giải pháp khi bị bắt nạt qua mạng xã hội với mong muốn các bạn học sinh hiểu rõ mức độ nguy hiểm của hành vi này. Bởi vậy, chúng em rất cần sự giúp đỡ, đồng hành của những chuyên gia tâm lý”, Tài nói.

Đánh giá về đề tài, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết đề tài thật sự đã chạm đến một vấn đề “nóng” hiện nay khi việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên quá phổ biến. Nhất là đối tượng học sinh, các em dễ dàng trở thành nạn nhân khi nhanh chóng bị ảnh hưởng, lôi kéo và chịu tác động.

Yến Hoa