Thứ ba, 9/1/2018, 20h37

“Tí hon tuyên chiến đại dịch” sốt xuất huyết

Xót xa trưc vic nhiu hc sinh ca mình mc st xut huyết, nht là khi đa bàn qun thuc vùng trũng ca dch bnh. Cô Nguyn Th Thanh Huyn (Trưng Tiu hc Bình Tr 2, Q.Bình Tân) và hc trò lp 1/13 đã bt tay vào thc hiên d án v st xut huyết vi tên gi “Tí hon tuyên chiến đi dch”, quyết tâm đy lùi dch bnh ra khi trưng hc và khu dân cư.

Bác sĩ Bnh vin Nhi Đng 1 chia s kiến thc st xut huyết cho các cháu hc sinh Trưng Tiu hc Bình Tr 2

Xuyên suốt gần một học kỳ thực hiện dự án, theo cô Huyền, thành quả nhận được là việc phụ huynh đã có ý thức giữ gìn vệ sinh nhà ở, cam kết ngủ có mùng. Còn học sinh trong lớp, những dũng sĩ Tí hon đã sẵn sàng tuyên chiến với bệnh bằng chính hiểu biết của mình.

“Con không s st xut huyết”

Nhớ lại khoảng thời gian mới vào năm học mới, cô Huyền không khỏi rùng mình. “Lớp học cứ vắng hoe, tin nhắn điện thoại cứ báo tới tấp, phụ huynh nhắn tin xin cho con nghỉ vì bị sốt. Chính gia đình mình cũng có chồng, con bị sốt xuất huyết. Căn bệnh này thật sự rất nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời”.

Dù nguy hiểm nhưng theo cô Huyền, sốt xuất huyết hoàn toàn có thể phòng bị được bằng những biện pháp đơn giản. Bằng dự án “Tí hon tuyên chiến đại dịch”, cô Huyền đã từng bước trang bị cho phụ huynh và học sinh cách “phòng vệ” trước sốt xuất huyết.

Buổi họp phụ huynh đầu năm, cô trao đổi dự án với cha mẹ học sinh “Mình lập ra một trang zalo của lớp. Trong buổi họp, thầy Luân, chuyên viên tin học của trường hướng dẫn phụ huynh và học sinh cách sử dụng mạng xã hội để kết nối các hoạt động của dự án”.

Chiến dịch đầu tiên mà dự án tuyên chiến với dịch bệnh đó là chiến dịch ngủ an toàn. “Phụ huynh sẽ chụp ảnh các bé ngủ trong mùng và gửi vào zalo của lớp. Lớp đặc thù các em có hoàn cảnh khó khăn, đôi khi để mua được một cái mùng cũng không đơn giản. Nhưng tất cả phụ huynh trong lớp đều cam kết cho con ngủ trong mùng”.

Để học sinh và phụ huynh hiểu hơn về sốt xuất huyết, cô Huyền đã mời bác sĩ Trà Thanh Tâm (Bệnh viện Nhi Đồng 1), bác sĩ Lương Trọng Nghĩa (Bệnh viện Triều An, Q.Bình Tân) và cô Lê Thanh Lan, nhân viên y tế của trường tham gia vào dự án. “Những tiết học đó mình mời phụ huynh tham gia luôn. Học sinh và phụ huynh sẽ đặt các câu hỏi cho bác sĩ xoay quanh sốt xuất huyết”.

“Các em hỏi làm thế nào để biết mình bị bệnh rồi mắc bệnh có đau không. Nhưng trên hết, các em sẽ không còn sợ bác sĩ, hiểu được rằng có bệnh thì phải đi khám, chữa” - cô Huyền cho biết.

Để học sinh của mình hình dung rõ hơn về chiến dịch tuyên chiến với bệnh, cô Huyền còn nhờ cả nhóm hỗ trợ ý tế phường về lớp, giới thiệu công việc phun thuốc diệt muỗi.

“Khi được tiếp xúc, trò chuyện với các bác sĩ, với nhân viên y tế của trường, của phường, các con sẽ hiểu được rằng để tuyên chiến với dịch bệnh là sự chung tay của cả cộng đồng. Từ đó, các con sẽ biết phải làm gì trong dự án” - cô Huyền nhấn mạnh.

Khi được hỏi về bệnh sốt xuất huyết, bé Phương Linh (học sinh lớp 1/13) nhanh nhảu “Sốt xuất huyết là do con muỗi mang mầm bệnh nó truyền bệnh. Khi bị sốt thì mình phải đến bệnh viện luôn. Con không sợ sốt xuất huyết đâu”.

Nhng thành công đáng t hào

“Em tin không, trước kia mỗi lúc vừa mở cửa lớp ra, muỗi bay lên như pháo bông. Nhưng từ khi cả lớp bắt tay vào dự án, muỗi đã không còn nhiều như xưa nữa” - cô Huyền háo hức.

Thực hiện dự án, cả lớp được chia làm các nhóm: Dũng sĩ môi trường, siêu nhân sắc màu - họa sĩ, phóng viên, bác sĩ. “Các con sẽ tự chọn nhóm cho mình. Nhóm siêu nhân sắc màu sẽ thực hiện vẽ tranh, tạo mô hình đồ chơi để tuyên truyền về bệnh. Nhóm phóng viên có nhiệm vụ phỏng vấn cô giáo trong trường và các bạn trong lớp đã từng mắc bệnh. Nhóm bác sĩ sẽ tuyên truyền cho các bạn trong lớp về căn bệnh bằng những kiến thức thu thập được từ những lần tiếp xúc với các bác sĩ thật. Nhóm dũng sĩ môi trường sẽ làm công việc phân công quét lớp, tưới cây, xịt muỗi hàng ngày”.

Trong đó, theo cô Huyền, nhóm dũng sĩ môi trường có nhiệm vụ nặng nề nhất. “Các em trồng ở góc lớp những loại cây vừa đuổi muỗi vừa làm sạch không gian như sả, đinh hương, bách diệp. Hàng ngày, các em sẽ chọn ngẫu nhiên 6 số thứ tự tương ứng với 6 bạn để làm nhiệm vụ quét dọn vệ sinh lớp. Các em rất tự giác làm”.

Đã từng trải qua những ngày lăn lộn ở bệnh viện, cùng con đương đầu với sốt xuất huyết, chị Phạm Thị Ngọc Loan (phụ huynh của lớp) chia sẻ, chị thật sự hiểu được “nỗi kinh hoàng” của căn bệnh. “Dự án thật sự ý nghĩa, giúp phụ huynh và các bé hiểu hơn về căn bệnh này. Bé nhà mình giờ luôn nhắc mẹ phải thay nước bình bông, phải ngủ có mùng… để không cho muỗi trú ngụ”.

Đồng hành cùng dự án, theo bác sĩ Trà Thanh Tâm (Bệnh viện Nhi Đồng 1) dự án không chỉ trang bị kiến thức về sốt xuất huyết cho phụ huynh và học sinh mà còn nâng cao nhận thức trong cộng đồng về căn bệnh sốt xuất huyết bởi thực tế, rất nhiều phụ huynh còn chủ quan với dịch.

Còn với cô Huyền, thành công lớn nhất của dự án là đã trang bị cho các bé ý thức tự bảo vệ mình và gia đình trước đại dịch. “Các bé nhắc cha mẹ trồng sả trong nhà để đuổi muỗi, nhắc mẹ không để nước qua đêm tránh cho muỗi đẻ. Và hay nhất là tự nhắc nhau vệ sinh lớp học hàng ngày. Qua đó sẽ lan truyền ý thức tuyên chiến với đại dịch cho toàn trường” - cô Huyền tự hào.

Bài, nh: Yến Hoa