Thứ năm, 2/8/2018, 23h01

Tiếp nối nghề gốm của cha ông

Tng có khong thi gian 7 năm tui tr, Lê Văn Nht đã ri làng gm Thanh Hà (TP.Hi An) đến Đà Nng theo hc và ăn nên làm ra vi ngh sa cha đin thoi. Nhưng hình nh chiếc bàn xoay, mùi đt sét vn c qun quanh trong trí nh ca anh không dt ri đưc.

Lê Văn Nht nhit huyết ni tiếp ngh cha ông bng nhng sáng to mi trên cht liu đt sét

Nhật quyết định quay về, nối nghề cha ông, tìm hướng phát triển mới cho nghề gốm hàng trăm năm ở mảnh đất Hội An từng là thương cảng vàng son một thuở!

1.Nhiều người dân ở làng gốm Thanh Hà (phường Thanh Hà, TP.Hội An, Quảng Nam) nói về Nhật bằng niềm vui khi Nhật là một trong hai người trẻ của làng nghề truyền thống này tiên phong khăn đùm gạo bới vào tận TP.HCM theo học gốm ẩm thực. Những sản phẩm của Nhật sau khóa học ấy được tham gia trình diễn ở nhiều lễ hội văn hóa, ẩm thực của Hội An, được du khách thập phương biết đến và rất yêu thích. Hành trình nối nghề của Lê Văn Nhật là cả một câu chuyện dài.

Sinh ra và lớn lên giữa lòng làng gốm, trong gia đình có truyền thống nhiều đời sống bằng nghề gốm, Nhật sớm chạm vào những cục đất sét như cái cách cậu chạm vào ấu thơ của mình. Chưa đầy 10 tuổi, cậu cũng được cha mẹ dạy cách làm ra những con tò he, rồi theo sức tưởng tượng, đôi tay non nớt ấy tự chế tác ra nhiều mẫu mã sản phẩm khác. Nhật yêu gốm! Nhật không phủ nhận điều đó, nhưng tuổi thanh niên, nhiều bạn cùng trang lứa ra phố học hành, kiếm cho mình những ngành nghề ổn định, trong khi gốm thăng trầm bấp bênh, Nhật cũng ra phố. “Đi học rồi đi làm đến 7 năm. Nghề sửa chữa điện thoại thu nhập cũng không đến nỗi nào nhưng em vẫn nhớ gốm. Nỗi nhớ gốm nó day dứt như nỗi nhớ nhà. Thế là em quyết định quay về, nối nghề của ba”, Nhật bộc bạch.

2.Đó là ngày trở về cách đây 3 năm trước. Lò gốm của gia đình từ ngày Nhật trở về dường như đượm lửa hơn. Cậu bắt tay vào chế tác, lắng nghe góp ý của ba mẹ, học hỏi thêm từ bạn bè và tự tay sáng tác ra nhiều mẫu mã sản phẩm khác để dự thi. Ba năm về với gốm, hai năm liên tiếp, Nhật đạt giải trong những cuộc thi gốm dành cho những người thợ lành nghề tại Festival gốm Thanh Hà. Nhật nói, nghề gốm thủ công, sản phẩm làm ra là sự kết tinh từ tâm hồn người làm ra nó và thực tế cuộc sống. Vì vậy nếu không yêu nghề thì không có sản phẩm đẹp. Người làm gốm cũng cần có tính kiên nhẫn, kiên nhẫn đến phút cuối cùng khi sản phẩm được nhấc từ bàn xoay đặt ra đất rồi còn kiên nhẫn với từng ngọn lửa, biết điều chỉnh vừa đủ để gốm chín vừa đủ, không bị cháy đen và cũng không bị sống sượng.

Ba năm nối lại nghề, Nhật tiếp tục duy trì gốm gia dụng truyền thống của gia đình và làm ra thêm rất nhiều sản phẩm như chậu trồng sen đá, tò he… Đặc biệt, Nhật còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm như khuôn mặt, tìm tòi chế tác gốm phù điêu. Nhật bảo, gốm phù điêu là hướng đi mới để đa dạng hơn sản phẩm nghề truyền thống nhằm duy trì và phát triển nghề bền vững hơn. “Làm gốm phù điêu rất khó, công phu và tỉ mỉ nhưng sẽ tạo ra được những bức phù điêu rất đẹp, có thể đa dạng được sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường trong vòng xoáy công nghệ. Nghề gốm không thể phát triển nếu cứ khư khư giữ lấy vài mẫu mã cũ mòn, thay vào đó phải biết sáng tạo nhiều mẫu mã dựa trên gốc giữ gìn nghề truyền thống”, vừa cặm cụi những nét vẽ bên bức gốm phù điêu chuẩn bị tham dự cuộc thi tay nghề tại Festival làng gốm năm 2018, Nhật vừa nói.

“Ngh nào cũng vy, mun phát trin bn vng cn có nhng tm lòng tn ty, đam mê và cách làm có la. Ngh gm đc bit hơn, đó là mt trái tim dành cho ngh, phi có cm xúc tht s khi đôi tay trn chm vào th đt sét do. Mt khi mình dành cho gm tình yêu tht s và bng n lc tiếp cn thì s gìn gi đưc ngh và sng đưc vi ngh”, Nht tri lòng.

3.Vừa làm gốm, Nhật vừa tham gia trình diễn gốm ở các lễ hội văn hóa, ẩm thực của thành phố Hội An để quảng bá sản phẩm làng nghề. Chưa dừng lại ở đó, Nhật còn dành thời gian mỗi tuần 2 buổi để trình diễn gốm và nặn gốm theo yêu cầu của du khách tại một số resort của Hội An và Đà Nẵng cho du khách thưởng thức. “Người làm gốm, để giữ nghề không chỉ biết ngồi bên cái bàn xoay nặn gốm mà phải luôn thao thức, sáng tạo và tìm hướng đi cho gốm thông qua các hoạt động quảng bá để nhiều người biết đến sản phẩm truyền thống của mình”, Nhật nói.

Trải qua ngót 500 năm thăng trầm, làng gốm Thanh Hà hiện có khoảng 35 hộ dân theo nghề, nhưng trong số ấy chỉ có 5 hộ theo nghề gốm truyền thống, tức là làm ra những sản phẩm gia dụng truyền thống như nồi đất, ấm đất, niêu đất… Lê Văn Nhật là một trong những gương mặt người trẻ ít ỏi ở Thanh Hà theo nghề truyền thống. Ông Lê Văn Xê, Trưởng ban Quản lý làng nghề nhẩm tính: “Mấy năm trước gốm rơi vào tình trạng không có đầu ra, tụi trẻ tìm hướng đi khác. Vài năm nay du lịch phát triển, gốm sống trở lại, cả làng cũng có đến 14 đứa trẻ nối lại với nghề. Nhìn cách các cháu hăng say và nhiệt huyết với nghề, lớp người cao tuổi như tui thấy an lòng và phấn khởi trước tương lai nghề truyền thống của cha ông”.

29 tuổi, Lê Văn Nhật đã chứng minh mình đúng với quyết định nối nghề cha bằng những thành công bước đầu hiếm bạn trẻ nào đạt được. Với Nhật, gốm là cuộc sống, là niềm tự hào và cả trách nhiệm gìn giữ. Đó là động lực để Nhật không ngừng tìm tòi, học hỏi, làm mới các hình mẫu của mình.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên