Thứ sáu, 29/7/2022, 11h16

Mang cây lên rừng chống sạt lở

Vi ý tưng trng cây xanh không ch giúp bà con đng bào thiu s phát trin kinh tế mà còn góp phn chng st l ven b sông Sê Pôn - dòng sông biên gii Vit - Lào chy qua các xã min núi huyn Hưng Hóa (tnh Qung Tr), 1 triu cây xanh đã đưc nhng ngưi lính Đn Biên phòng Thanh (B đi biên phòng Qung Tr) trao cho bà con nông dân…


L
 trao tng “1.000.000 cây xanh cho min Trung”

Thay đi tư duy canh tác

Mang cây xanh lên rừng - câu chuyện nghe qua có vẻ ngược đời nên ban đầu khi vừa đề cập đến không dễ dàng được tiếp nhận. Anh Hồ A Dỗ, ở thôn A Ho (xã Thanh) bảo, lúc đầu được các chú bộ đội phổ biến về việc thay đổi cây trồng trên diện tích đất canh tác của mình, gia đình anh khá băn khoăn. Nhà anh ở sát bờ sông Sê Pôn. Bên kia con sông là biên giới nước bạn Lào. Mỗi mùa mưa lũ, nước rừng cuốn đi bao nhiêu đất đai, giật tung cả gốc cây xuống lòng sông. Từ hơn 3 sào đất vườn, mưa lũ sạt lở thu hẹp dần chỉ còn khoảng 2 sào. “Đất gia đình tôi bao lâu nay trồng cây gỗ mớc làm trụ cho cây tiêu leo, dù không khấm khá nhưng cũng cho được thu nhập để trang trải sinh hoạt. Trồng cây keo, cây tràm có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng nhìn đất đai bị thu hẹp dần do sạt lở nên tôi quyết định nhận cây về trồng. Nay cây đã bén rễ, khá xanh tốt. Hy vọng cây lớn nhanh sẽ tạo vành đai ngăn sạt lở để còn đất canh tác”, anh Dỗ kể.

Hơn 10 năm trước, anh Hồ Văn Sâm canh tác sắn mì trên mảnh đất sườn đồi rộng 2ha. Nhưng thời gian gần đây, đất đai dần bạc màu, cây sắn mì cằn cỗi, cho củ rất nhỏ. “Thường mỗi vụ 2ha sắn mì thu về khoảng 10 xe tải cỡ 5m3/xe. Nay chỉ thu được 2 xe thôi. Sản lượng tinh bột ít nên giá cả rẻ mạt. Tôi nhận cây từ Đồn Biên phòng Thanh tặng để chuyển đổi kinh tế. Vừa rồi tôi trồng được 2.500 cây, có khoảng 70% cây đã sống, bén rễ. Hy vọng thời tiết thuận để cây lên nhanh, sớm cho thu hoạch. Với diện tích 2ha thì số cây được tặng trên chưa đủ để phủ kín. Tôi mong được cấp tiếp để tập trung trồng và chăm sóc cho thuận tiện hơn”, anh Sâm bộc bạch.


Nh
ng ngưi lính biên phòng  ro cao Hưng Hóa hưng dn ngưi dân trng keo

Trung tá Ngô Trường Khôi - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thanh chia sẻ, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở các xã huyện Hướng Hóa như xã Xy, xã Thanh lâu nay quen trồng cây nông nghiệp như sắn, chuối. Họ ít quan tâm nhiều đến phát triển kinh tế rừng do việc trồng rừng lâu cho thu hoạch. Mặt khác, dù ở rừng nhưng việc phát triển kinh tế theo hướng này cần có khoa học kỹ thuật, cần người tiên phong đi trước, làm đầu để bà con làm theo. Dự án 1 triệu cây xanh mang lên rừng xuất phát từ ý tưởng đó. Không ai khác, chính những người lính áo xanh đã trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng cây, vừa đảm bảo chống sạt lở bờ sông, suối, lưng chừng đồi và vừa giúp bà con mang lại hiệu quả kinh tế với phương thức canh tác từ rừng.

Lp vành đai bo v biên cương

Trung tá Ngô Trường Khôi kể, sau trận lũ lịch sử cuối năm 2020, lực lượng biên phòng đã đi khảo sát dọc tuyến biên giới dài hơn 31km dọc sông Sê Pôn. Nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, hoa màu của người dân canh tác bị cuốn trôi, mất trắng. Lũ lụt khiến dòng chảy thay đổi kéo theo sạt lở, hiện trạng biên giới không nguyên vẹn gây khó khăn trong việc quản lý. Trắng đêm thao thức, Trung tá Ngô Trường Khôi nghĩ, phải làm gì đó để ngăn việc sạt lở này. “Phải trồng vành đai cây xanh để che chắn và bảo vệ, ngăn đất đai tiếp tục trôi ra sông”, ý tưởng bật lên trong đầu người lính canh giữ biên cương. Dòng suy nghĩ ấy được tiếp tục cho đến hôm sau, khi nỗi băn khoăn trồng cây gì để vừa chặn sạt lở và mang lại giá trị kinh tế cho người dân có câu trả lời. “Tôi nghĩ trồng keo, 5 năm sẽ đủ thời gian để rễ đâm sâu vào lòng đất. Nếu trồng giãn cách theo giai đoạn thì người dân vẫn có thể thu hoạch cải thiện đời sống nhưng bờ sông biên giới vẫn được bảo vệ. Hiệu quả kinh tế cao, một lần trồng có thể thu hoạch 3 lần, như thế người dân chắc chắn sẽ hưởng ứng”, anh Khôi nói.


T
ng cây keo ging cho đng bào dc sông Sê Pôn

Ý tưởng “trao cần câu hơn trao xâu cá” của anh Khôi được chị Hoàng Phương Vy (sinh sống thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, trưởng nhóm thiện nguyện VY’S TEAM) kết nối với Câu lạc bộ Hoa Tình Nguyện (ở tỉnh Hải Dương) hỗ trợ 1 triệu cây keo giống để người dân trồng dọc theo bờ sông biên giới Sê Pôn. Chưa đầy 2 tháng, 180.000 cây keo giống đã được các vườn ươm vận chuyển từ thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) đến UBND xã để cấp phát cho người dân.

“Vic trng keo này ngoài mc đích phát trin kinh tế còn nhm chng st l b sông Sê Pôn. Vì vy vic trin khai d án đưc chia thành nhiu giai đon. Trng cây gây rng là vic làm lâu dài và cũng là đ giãn tiến đ khai thác khi cây trưng thành. Giai đon 1 đã đưc trin khai 180.000 cây. Giai đon 2 ca d án đã cp ging trng 100.000 cây. Chúng tôi hy vng, trên gn 100km đưng biên gii dc sông Sê Pôn chy qua đa phn tnh Qung Tr cũng s đưc ph xanh và gia c bng rng”, Trung tá Ngô Trưng Khôi chia s.

Những cuộc họp bàn, thảo luận đi đến thống nhất, trồng keo không phải đầu tư nhiều phân bón, công chăm sóc. Keo trồng 4-5 năm đã có thể cho thu hoạch. Sau khi chặt cây, gốc sẽ nảy mầm. Người dân sẽ tỉa bớt cành lá, chỉ để lại 1 nhánh to, khỏe nhất và sau 3 năm lại có thể thu hoạch lượt mới. Lặp lại như vậy khoảng 3 mùa thì sẽ bắt đầu một vòng trồng rừng mới. Ước tính, 1ha có thể bán được 60-100 triệu đồng (giá thu mua từng thời điểm và cây đạt đủ kích thước đường kính). Sau khi tuyên truyền, phổ biến, nhiều hộ dân dọc sông Sê Pôn đã tình nguyện đăng ký “chuyển đổi cây trồng”, nhận keo giống về trồng trên đất của gia đình.

Thiên Phúc