Thứ năm, 16/3/2023, 13h32

Chọn đúng ngành, đúng trường sẽ giúp việc học thuận lợi hơn

Ngành qun lý bnh vin xét tuyn như thế nào, ra trưng có đưc làm qun lý? Không biết tiếng Nht thì hc ngành ngôn ng Nht đưc không? Ngành công ngh sinh hc ra trưng làm gì?... Đó là băn khoăn ca các em hc sinh trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh - Sáng tương lai” ln th 15 năm hc 2022-2023 va din ra ti Trưng THPT Trn Phú (Q.Tân Phú).


Bà Phm Ngc Liên Tho (Trưng phòng Tư vn tuyn sinh và truyn thông, Trưng CĐ Du lch Sài Gòn) trao đi vi các em hc sinh Trưng THPT Trn Phú

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố.

Thiếu nhân lc ngành du lch

Tại chương trình, nhiều học sinh cho biết rất quan tâm đến ngành quản lý bệnh viện. Một học sinh đại diện hỏi: “Ngành quản lý bệnh viện xét tuyển như thế nào, ra trường làm việc ở đâu, có được làm quản lý không?”. ThS. Chu Bảo Hiệp (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) cho biết, đây là ngành học mới của trường. Ngành quản lý bệnh viện đào tạo sinh viên cách quản lý một cơ sở chăm sóc sức khỏe có hiệu quả như một cơ sở kinh doanh. Đặc thù của ngành quản lý bệnh viện liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của con người với mục đích xã hội và nhân văn. “Năm 2023, trường có 4 phương thức tuyển sinh, trong đó tập trung vào phương thức xét tuyển bằng học bạ 3 học kỳ từ 18 điểm trở lên. Trong quá trình học, trường liên kết với các bệnh viện tạo điều kiện cho sinh viên thực tập cũng như tìm kiếm việc làm với mức thu nhập hấp dẫn. Ra trường, sinh viên học ngành này có thể làm vị trí tổ chức điều hành ở các cơ sở y tế, bệnh viện công lập hay tư nhân với những vai trò như: Giám đốc điều hành, phó giám đốc hay phó, trưởng phòng ban chức năng…”, ThS. Hiệp cho biết.

Mun có vic làm phù hp, ngưi hc phi có kiến thc và k năng tt

Trong chương trình tư vấn tại Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) mới đây, một học sinh hỏi: “Em nghe nói ngành luật hiện đang thiếu nhân lực, nhưng khi trao đổi với một số anh chị học ngành này thì họ nói khó tìm được việc làm phù hợp. Vậy thông tin này có đúng không?”. ThS. Lê Ngọc Diễm (Trường ĐH Luật TP.HCM) cho biết không riêng gì ngành luật mà bất cứ ngành nào cũng vậy, muốn có việc làm phù hợp, người học phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ tốt. Nhiều sinh viên dù mới vào học nhưng đã chủ động rèn luyện kiến thức, kỹ năng thông qua các chương trình giao lưu, thực tập tại các văn phòng luật sư, tòa án, doanh nghiệp…, cho nên năm 3, năm 4 các em đã tìm được việc làm. Trong khi đó, một số sinh viên dù đã tốt nghiệp nhưng vẫn thất nghiệp. Nguyên nhân là do các em không đủ điều kiện để làm công việc mà cơ quan, doanh nghiệp cần. “Để có được công việc, các em phải cố gắng học tập thật tốt, tự rèn luyện kỹ năng… Những em nào muốn làm luật sư phải học thêm chứng chỉ hành nghề mới làm được công việc mình mong muốn”, ThS. Diễm nhấn mạnh.

Để học sinh rõ hơn về cơ hội thực tập của ngành du lịch, bà Phạm Ngọc Liên Thảo (Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và truyền thông, Trường CĐ Du lịch Sài Gòn) cho biết, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Mỗi năm ngành này cần khoảng 40 ngàn nhân sự nhưng các trường ĐH, CĐ chỉ đáp ứng được từ 15-20 ngàn. Điều này dẫn đến nhân sự bị thiếu hụt trầm trọng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của ngành du lịch, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc đã đến trường mở lớp tiếng Hàn miễn phí giúp sinh viên trao dồi thêm kỹ năng ngoại ngữ phục vụ cho nghề nghiệp. Tại Trường CĐ Du lịch Sài Gòn, ngành du lịch có 2 khối: Khối khách sạn, nhà hàng, bếp và quản trị; khối quản trị lữ hành, hướng dẫn viên du lịch. Khi học, sinh viên sẽ được học 70% thực hành và tham gia các tour: Tour TP.HCM - Bình Dương, tour Nam Trung bộ, tour xuyên Việt… Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo kỹ năng xử lý tình huống khi gặp trường hợp du khách ngất xỉu, mất giấy tờ... “Trường có đề án tuyển sinh riêng, các em chỉ cần xét tuyển học bạ THPT, sau đó bổ sung thêm giấy chứng nhận tốt nghiệp là trúng tuyển. Sau khi học 2,5 năm, các em có thể liên thông lên 1,5 năm để lấy bằng ĐH”, bà Thảo cho hay.

Dùng năng lc giúp ngành hc tr nên “hot”

Trong chương trình, một học sinh lo lắng hỏi: “Em có mong muốn học ngành ngôn ngữ Nhật nhưng hiện tại em không biết tiếng Nhật, vậy phải làm sao?”. ThS. Nguyễn Thị Hồng Yến (Trường ĐH Văn Hiến) cho hay, Trường ĐH Văn Hiến đào tạo 31 ngành, trong đó ngôn ngữ Nhật là thế mạnh của trường. “Những học sinh không biết tiếng Nhật vẫn có thể xét tuyển vào ngành ngôn ngữ Nhật. Khi trúng tuyển, trường sẽ đào tạo tiếng Nhật cho sinh viên từ đầu cho đến khi đủ trình độ để bước vào chuyên ngành. Sang năm 2, năm 3, các em sẽ được trường tạo điều kiện đi thực tập ở Nhật từ 3 tháng cho đến 1 năm, được hưởng lương. Ra trường, các em sẽ được giới thiệu việc làm ở các công ty Nhật có vốn đầu tư tại Việt Nam hoặc sang Nhật làm việc”, ThS. Yến thông tin.


Mt hc sinh n Trưng THPT Trn Phú đang nh chuyên gia gii đáp thông tin tuyn sinh ĐH năm 2023

Tương tự, một học sinh khác hỏi: “Em thấy ngành công nghệ sinh học không được phát triển ở Việt Nam, nếu học thì cơ hội việc làm như thế nào?”. ThS. Hoàng Thanh Tú (Phó Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) cho biết, ngành này giúp người học ứng dụng kiến thức sinh học để tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống như tạo ra các loại giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, chẩn đoán bệnh, ô nhiễm môi trường… “Những học sinh thấy mình có đủ đam mê để theo đuổi ngành công nghệ sinh học có thể mạnh dạn lựa chọn. So với những ngành khác, công nghệ sinh học thuộc ngành hàn lâm, không “hot” như những ngành khác. Nếu các em thấy ngành công nghệ sinh học chưa phát triển thì hãy mạnh dạn dùng năng lực của mình để đóng góp giúp ngành này ngày càng phát triển”, ThS. Tú khuyên.

TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) lưu ý, khi đăng ký xét tuyển vào ĐH, học sinh được điều chỉnh nguyện vọng cho đến khi hết thời gian quy định. “Các em cần cân nhắc thật kỹ khi đăng ký vì có nhiều nguyện vọng, phương thức khác nhau. Nếu chọn được ngành nhưng thấy ngôi trường đó không phù hợp chúng ta vẫn có thể điều chỉnh sang trường khác để học tập. Các em nên nhớ rằng, việc chọn ngành học không chỉ để trúng tuyển mà còn là hành trang phía trước, là yếu tố để tìm cơ hội việc làm và thăng tiến trong công việc. Chọn đúng ngành, đúng trường sẽ giúp các em thuận tiện trong học tập và khẳng định được giá trị bản thân với công việc mà mình đã chọn”, TS. Hạ nhấn mạnh.

Bài, ảnh: H Trinh