Thứ sáu, 22/9/2023, 11h18

Cô gái xứ Quảng trả ơn quê nhà!

Ngày khăn gói lên thành ph theo hc, ch Võ Minh Nga - cô gái x Qung khó nghèo tng mang theo ý nghĩ hc xong s lp nghip, “đi đi” ph. Sau 10 năm lp nghip chn phn hoa, có công vic n đnh, ch li có suy nghĩ và quyết đnh tr v gy dng thương hiu t sn phm go lt Bh.nong và to công ăn vic làm cho bà con ti nơi mình sinh ra như mt cách tr ơn…


Võ Minh Nga chia s vi nhng hoàn cnh khó khăn

Gy dng thương hiu go lt cô gái Bh.nong

“10 năm ở TP.HCM hoa lệ, tôi có công việc và thu nhập ổn định. Tôi không nghĩ mình sẽ thay đổi giấc mơ đổi đời ở nơi này, cho đến một hôm khi gặp chị công nhân rưng rưng kể về cuộc sống ly hương bên dãy nhà trọ với “chén cơm lùa vội” và đau đáu nỗi niềm “nếu ở quê có việc làm thì chị sẽ không có bôn ba”, thì tôi lại ôm một giấc mơ khác: giấc mơ về quê làm một điều gì đó, tạo công ăn việc làm cho bà con quê mình”, chị Nga mở đầu câu chuyện về hành trình khởi nghiệp từ gạo lứt của xứ núi rừng Hiệp Đức (Quảng Nam).

Sinh ra và lớn lên ở thị trấn Tân An (huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Tuổi thơ của Nga là những tháng ngày khó nghèo, thiếu thốn đủ thứ. Thấm thía sự nhọc nhằn của người dân quê nên khi cầm trong tay tờ giấy báo đỗ đại học, không chỉ bản thân mà cả gia đình đều mong cho Nga có thể tìm được lối đi, gầy dựng được sự nghiệp ở thành phố. Chị Nga bảo: “Tôi nhanh chóng bắt nhịp cuộc sống mới. Vừa học đại học năm thứ 2, tôi đã có thể tự kiếm tiền để trang trải cuộc sống bằng chính chuyên môn mình đang học. Ra trường, tôi có việc làm ổn định, thu nhập tốt. Cả nhà đều mừng cho tôi”. Chính sự vui mừng đó cũng tỷ lệ thuận với sự phản đối khi tin Nga bỏ phố về quê. “Ngay hôm sau khi tôi vừa xách vali về nhà, ba mẹ tôi xếp gọn đồ đạc và bảo tôi phải trở về thành phố”, chị Nga nhớ lại. Quyết tâm thực hiện khát vọng của mình, chị trốn gia đình lên vùng đồng bào thiểu số. Hai tháng ăn ở cùng bà con, chị tìm hiểu ngọn ngành về nông sản. Chị lên rẫy cùng bà con và nhận ra nông sản từ rẫy như cây lúa, hạt đậu… trồng khá công phu, không dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học đã cho ra hạt gạo cực kỳ chất lượng, thơm ngon. Dù vậy, giá cả được bán rất rẻ vì không có đầu ra đảm bảo.

Chị Nga quyết định về nhà, xin ba mẹ thời gian một năm: “Nếu sau một năm không tìm thấy hướng đi đúng, con sẽ trở lại TP.HCM tiếp tục công việc của mình”. Rồi chị nhận được cái gật đầu từ gia đình.


Võ Minh Nga - cô gái x Qung đưa go lt ry đi mi min đt nưc

Chia s vic làm ca mình, ch Võ Minh Nga nói: “Tôi hy vng rng thế h khi nghip tnh Qung Nam không ch mang s mnh nâng tm nông sn đa phương mà còn truyn cm hng cho nhng ngưi tr v tinh thn khi nghip “dám nghĩ, dám làm” cũng như mt li sng t tế, hào sng, phng s xã hi”.

Chị Nga bảo, đó là tháng 5-2016, chị bắt đầu từ việc chẻ củi, nhóm bếp, rang từng mẻ gạo lứt bên chái bếp quê nghèo. Vốn khởi nghiệp vỏn vẹn chỉ mỗi chiếc chảo và một ít tiền mua vài chục cân lúa rẫy của bà con đồng bào miền núi để cho ra đời sản phẩm gạo lứt rang. Tự tay chị mày mò thiết kế bao bì, nhãn mác và tìm kiếm thị trường đầu ra. Không có sự khởi đầu nào dễ dàng, nhất là khi phải chịu áp lực trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, chị có nghị lực và niềm tin. Sự bền bỉ và hướng đi đúng không chỉ giúp chị trụ lại được sau 1 năm. 

Năm 2019, chị thành lập Công ty TNHH SX TMDV Phương Nga, mở nhà xưởng và sản xuất thành phẩm từ gạo lứt nhiều hơn. Hai năm sau đó, chị đã xây dựng được hệ thống đại lý, nhà phân phối khắp mọi miền đất nước. Ước tính có khoảng hơn 300 người đồng hành cùng chị đưa sản phẩm “gạo lứt rẫy cô gái Bh.nong” đến với người tiêu dùng. Riêng năm 2020, Bh.nong phục vụ khoảng 42.000 lượt khách hàng, đến năm 2021 số lượng này tăng 1,5 lần. Khách hàng quan tâm đến ăn uống thực dưỡng, healhthy, giảm cân, béo phì ngày một nhiều. “Tháng 6-2021, Bh.nong xây dựng nhà máy tại thị trấn Tân Bình (Hiệp Đức), đạt các tiêu chuẩn ISO, HACAP, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tháng 11-2021, Bh.nong đạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam, giải nhì chương trình “Phát triển dự án khởi nghiệp quốc gia” do VCCI tổ chức.

S chia cùng ngưi nghèo

Nhận lấy nhiều khó khăn, vượt qua muôn vàn thử thách, phần lớn khát vọng chị Nga dành cho những người dân quê nghèo khó. Chị bảo, mình chưa vui khi bà con chưa thoát nghèo, khi đâu đó còn những mảnh đời bất bạt xa quê vì miếng cơm, manh áo. Đó là lý do, chị chọn nông sản của đồng bào miền núi, đi cùng bà con để tạo nên giá trị cộng đồng. Nhiều bà con ở các huyện miền núi Quảng Nam, thông qua chị đã bán được nông sản của mình có giá và đầu ra bền vững.


Nhiu đng bào thiu s nghèo đã đưc Nga liên kết bao tiêu nông sn, lúa ry

Còn nhớ trận lũ cuối năm 2020, chị đã tham gia vào đợt cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Cũng trong chuyến đi đó, chị cùng với nhóm bạn trên mọi miền đất nước chứng kiến sự mất mát của những đứa trẻ mồ côi sau lũ. Ám ảnh và xót xa! Trở về, chị cùng nhóm bạn thành lập một quỹ nho nhỏ để hỗ trợ các em, lấy tên là Quỹ nuôi trẻ mồ côi Tony buổi sáng. Hàng tháng, chị trích doanh thu từ công ty và đứng ra kêu gọi mạnh thường quân để trợ cấp cho các em bé mồ côi. Đến nay Quỹ nuôi trẻ mồ côi Tony buổi sáng đã vận động được hơn 24 tỷ đồng, đỡ đầu 226 trẻ em mồ côi trên toàn quốc tới năm 18 tuổi. Trong đó 4 trẻ em mồ côi trên địa bàn huyện Hiệp Đức, với mức hỗ trợ từ 1.600.000 - 2.000.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, chị Nga còn tham gia chương trình “Mẹ đỡ đầu” trực tiếp bảo trợ 1 bé mồ côi người đồng bào dân tộc Ca Dong ở huyện Hiệp Đức. Ngoài ra nhiều hoạt động hỗ trợ trẻ em, hội viên phụ nữ, nhân dân có hoàn cảnh khó khăn như thăm, tặng quà cho phụ nữ khó khăn trên địa bàn huyện Hiệp Đức; tặng quà Tết cho học sinh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tặng xe đạp cho học sinh nghèo ở xa trường, tạo việc làm cho phụ nữ đơn thân, khó khăn tại huyện đều được công ty tổ chức thường xuyên.

Phan L