Thứ năm, 25/5/2023, 11h15

Công tác phân luồng học sinh sau THCS vẫn là… bài toán khó

Ti TP.HCM, nhiu năm nay t l phân lung 30% hc sinh sau THCS tiếp tc theo hc các cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN) chưa đt như k vng. Do đó, nhiu giáo viên nhn đnh, đến năm 2025, t l 40% hc sinh sau THCS ti TP.HCM tiếp tc theo hc các cơ s GDNN rt khó đt đưc.


Công tác hưng nghip, phân lung hc sinh sau THCS vn còn là bài toán khó (nh minh ha)

Nhn thc ca ph huynh chưa thay đi

Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, đặt mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 30% học sinh sau THCS tiếp tục theo học tại các cơ sở GDNN. Đến năm 2025, con số này là ít nhất 40%.

Đến thời điểm này, sau 5 năm triển khai đề án, TP.HCM vẫn gặp nhiều khó khăn khi tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS còn thấp. Tỷ lệ 30% học sinh sau THCS tiếp tục theo học tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp như mục tiêu đặt ra vào năm 2020 vẫn còn là bài toán khó. Hầu hết các trường THCS đều gặp khó trong công tác tư vấn phân luồng do nhận thức của phụ huynh đối với vấn đề này chưa cao.

Tại Trường THCS Trần Quốc Toản (TP.Thủ Đức), theo thống kê, năm học 2022-2023 chỉ có 1/281 học sinh chủ động rẽ sang hướng học nghề sau THCS, không tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Đây cũng là con số hàng năm nhà trường gặp phải trong công tác phân luồng học sinh sau THCS. “Khó khăn lớn nhất nhà trường phải đối mặt khi hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS đó là tư tưởng, nhận thức của phụ huynh. Đa phần phụ huynh vẫn quan niệm rằng sau THCS là phải tiếp tục theo học lớp 10, và vẫn chủ yếu là lớp 10 THPT công lập. Việc ngay từ ban đầu phụ huynh chủ động lựa chọn hướng học nghề cho con là rất hiếm”, cô Nguyễn Thị Thu Hằng (Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản) cho biết.

Cô Hằng bày tỏ, dù nhà trường đã thực hiện rất nhiều giải pháp, từ việc tư vấn chung, tư vấn riêng cho phụ huynh, mời chuyên gia, đưa học sinh đi thực tế song thực tế vẫn chưa thể thay đổi được quan niệm của phụ huynh. Học nghề vẫn đang là lựa chọn thứ yếu sau việc tiếp tục theo học lớp 10 THPT công lập.

Tương tự, nhiều năm nay tỷ lệ học sinh sau THCS tại Trường THCS Lữ Gia (Q.11) chủ động lựa chọn hướng học nghề, không tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập chỉ… đếm trên đầu ngón tay. Mỗi năm, trường này đều liên tục thay đổi cách thức tư vấn để nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh về vai trò của hướng nghiệp, phân luồng song thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn. Cô Nguyễn Thụy Ái (Hiệu trưởng Trường THCS Lữ Gia) nêu rõ, khó khăn nhất trong công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS đó là thay đổi tư tưởng, nhận thức của phụ huynh. Nhiều học sinh có lực học không tốt, khó có thể tiếp tục theo học ở bậc THPT nhưng phụ huynh vẫn kiên quyết cho con tham gia thi tuyển sinh, ngay cả khi các em có nguyện vọng học nghề. Thậm chí, phụ huynh còn cho rằng nhà trường “xúi dại” con mình… “Liên tục trong suốt năm học lớp 9, đặc biệt là cuối năm học, nhà trường đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, phân luồng cho phụ huynh, học sinh lớp 9 theo điểm số của các em ở từng giai đoạn. Điều này phần nào đã giúp phụ huynh bớt ảo tưởng, kỳ vọng về con em mình song vẫn chưa thể nào thay đổi được quan điểm, nhận thức của phụ huynh về hướng học nghề. Đa phần phụ huynh vẫn có quan điểm rằng sau THCS bắt buộc phải học THPT công lập. Chỉ khi nào rớt lớp 10 công lập thì mới tính đến việc học lớp 10 tư thục, hay giáo dục thường xuyên…”, cô Ái nói.

Trưng ngh phi “thay da đi tht”

Là một trong những đơn vị làm tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS trong nhiều năm nay khi tỷ lệ học sinh theo học nghề mỗi năm dao động từ 25-30%; tuy nhiên, hiệu trưởng một trường THCS tại Q.4 thừa nhận, thực trạng hoạt động “èo uột” của các trường trung cấp nghề đang khiến công tác phân luồng học sinh sau THCS gặp khó. “Nhiều trường trung cấp khi nhà trường đưa học sinh đến tham quan, tìm hiểu mô hình đào tạo thì thấy máy móc lạc hậu, cơ sở vật chất xuống cấp, nhếch nhác, chương trình đào tạo chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội. Khi trường trung cấp đến trường THCS để giới thiệu mô hình đào tạo với phụ huynh, học sinh lớp 9 thì quá “nổ”, song lại không nêu rõ được đầu ra cho học sinh sau khi học nghề xong là như thế nào, càng khiến phụ huynh không mặn mà cho con học nghề”, vị hiệu trưởng phân tích.


Quan nim ca nhiu ph huynh hin nay vn là sau THCS tiếp tc hc lp 10 THPT công lp (nh minh ha)

Theo ông, để hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS đạt hiệu quả như mục tiêu mà đề án đặt ra thì phải có sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống trường nghề. Chính tự bản thân các trường nghề phải chủ động thay đổi, tự “thay da đổi thịt” thì mới có thể thay đổi nhận thức của phụ huynh, xã hội, kéo học sinh đến hướng học này. “Bây giờ các trường THCS có triển khai tư vấn hướng nghiệp, phân luồng song các trường nghề không thay đổi thì cũng không thể nào thực hiện hiệu quả được”, vị hiệu trưởng cho biết thêm.

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhìn nhận, để công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS đạt hiệu quả thì phải có sự đồng bộ trong hệ thống giáo dục, nhất là GDNN. Theo ông Ngai, hiện nay sau THCS, phụ huynh vẫn cho rằng con em mình còn nhỏ, chưa phù hợp để theo học nghề, “bươn chải” sớm. Đa phần phụ huynh vẫn mong muốn con em mình học lớp 10 THPT công lập. Do đó, nếu các trường trung cấp nghề không có động thái để “giải tỏa” chính áp lực này cho phụ huynh thì công tác hướng nghiệp, phân luồng vẫn “nghẽn”. “Việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh lớp 9 đạt như kỳ vọng không chỉ phụ thuộc vào cách các trường THCS và giáo viên tổ chức tư vấn cho phụ huynh. Quan trọng hơn cả là cần sự phát triển đồng bộ ở các hệ thống giáo dục, gồm giáo dục ngoài công lập, GDNN. Chỉ có như vậy mới có thể thay đổi được nhận thức của phụ huynh, học sinh”, ông Ngai cho biết.

Bài, ảnh: Yến Hoa