Thứ ba, 29/11/2022, 15h48

Cử tri bận tâm nhiều vấn đề

Nhng ngày qua, các đi biu Quc hi, đi biu HĐND TP.HCM đã có các bui tiếp xúc c tri. Theo đó, c tri đc bit quan tâm đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hi, nhà , công tác xây dng khi đi đoàn kết, chính sách chăm lo các đng bào dân tc...


C tri TP.HCM đc bit quan tâm đến vn đ nhà , nht là nhà  xã hi. Ảnh: Hòa Triều

Đy mnh xây nhà xã hi

Nhiều cử tri ở quận 1 bức xúc về vấn đề nhà ở xã hội. Các cử tri tâm tư khi hiện nay nhiều người lao động, công chức, viên chức chưa có nhà ở; số nhà ở xã hội hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn, quỹ đất…

Từ thực tế này, cử tri Lưu Tường Giai - Hội Luật sư quận 1 - cho rằng, nên thành lập tổng công ty nhà ở đảm nhiệm việc cung ứng nhà ở cho người dân và tầng lớp thu nhập thấp. Thành lập ngân hàng nhà ở đóng vai trò hỗ trợ nguồn vốn cung ứng thực hiện. Bộ Xây dựng nên xây dựng các chính sách nhà ở xã hội cho các nhóm đối tượng là hộ gia đình thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp thông qua các bài học từ kinh nghiệm quốc tế. Đồng thời, đôn đốc các tỉnh, TP báo cáo việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn. Về phía chính quyền, các tỉnh, TP nên rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Tập trung đẩy mạnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội. Rà soát, tổng hợp quỹ đất 20% trong các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới. Đặc biệt kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật. Cần có những chế tài thích hợp để xử lý những đơn vị chưa tuân thủ theo luật định, nhằm đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các đối tượng chính trong công tác xây dựng nhà ở xã hội.

Theo cử tri Lưu Tường Giai, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp tại cả khu vực đô thị và nông thôn. Do vậy, chương trình phát triển nhà ở xã hội phải là chương trình phát triển kinh tế xã hội quan trọng của quốc gia.

Ở lĩnh vực đất đai, cử tri Đặng Quốc Hùng (Q.1) đề nghị thành lập hội đồng định giá đất để xây dựng bảng giá ổn định trên cơ sở tương xứng với giá thị trường. Một số cử tri đề nghị cần cẩn trọng hơn trong sửa đổi Luật Đất đai để hạn chế tình trạng tham nhũng, tiêu cực.

Cn chăm lo nhiu hơn cho đng bào dân tc

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri đại diện các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn TP.HCM, do Thường trực HĐND TP tổ chức, nhiều cử tri đề cập đến công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, chính sách chăm lo an sinh cho đồng bào dân tộc.

Cử tri Ngọc Kiên Cường (dân tộc Tày, thường trú TP.Thủ Đức) cho biết, hiện nay công tác xây dựng khối đại đoàn kết trên địa bàn TP.Thủ Đức chưa hợp lý. Sau khi sáp nhập 3 quận (quận 2, 9 và Thủ Đức) thành TP.Thủ Đức thì MTTQ Việt Nam Thủ Đức tiến hành Đại hội khóa 1 nhiệm kỳ 2021-2024 bầu 91 ủy viên. Tuy nhiên, trong số 91 ủy viên có đến 87 ủy viên dân tộc Kinh, 4 ủy viên dân tộc thiểu số nhưng lại không có ủy viên nào đại diện đồng bào phía Bắc và Tây Nguyên. Cơ cấu này là không hợp lý.

“Trong số 4 ủy viên dân tộc thiểu số có 2 ủy viên dân tộc Hoa, một ủy viên dân tộc Khmer, một ủy viên dân tộc Chăm. Khi chưa sáp nhập, quy mô ở các quận nhỏ hơn đều có đại diện dân tộc thiểu số phía Bắc và Tây Nguyên. Nay sáp nhập lại 3 quận với quy mô lớn hơn thì không có”, cử tri Ngọc Kiên Cường tâm tư.

Cũng theo cử tri này, hiện nay nhiều chính sách dành cho các dân tộc thiểu số đã hết hiệu lực. Do đó lãnh đạo TP nên nghiên cứu các chính sách đặc thù, sớm triển khai hỗ trợ các dân tộc đồng bào gặp khó khăn.

TP.HCM phi ch đng trong công tác quy hoch

Đây là ý kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi tiếp xúc cử tri TP.HCM sau kỳ họp thứ  4, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước đánh giá cao kết quả phục hồi và phát triển kinh tế của TP.HCM trong năm 2022. Dù trải qua nhiều khó khăn nhưng TP đã từng bước trở lại quỹ đạo phát triển. Các dự án trọng điểm đã được triển khai đang trên đà về đích, các dự án mới đang được khởi công, đẩy nhanh tiến độ. Tăng trưởng GRDP vượt chỉ tiêu, an ninh xã hội được đảm bảo; công tác an sinh xã hội được quan tâm giúp người dân TP dần trở lại cuộc sống, phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn một số khó khăn, thách thức liên quan đến tình trạng ngập nước, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, dự án lớn thiếu vốn, triển khai chậm, quy hoạch treo… Theo đó, Chủ tịch nước đề nghị TP.HCM phải chủ động trong công tác quy hoạch nhằm chấm dứt tình trạng quy hoạch treo, dự án chậm đang ảnh hưởng đời sống người dân. Các dự án lớn như công trình chống ngập đang thực hiện hay những dự án mới, TP phải kiên quyết, không được để kéo dài.

Chủ tịch nước cũng đề nghị TP.HCM tập trung xử lý các vấn đề về an ninh trật tự như cho vay lãi nặng, lừa đảo qua mạng, vu khống trên mạng để đảm bảo bình yên cuộc sống cho nhân dân. Về vấn đề phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cần phải có các biện pháp mạnh mẽ, làm sao để cán bộ không thể, không dám, không cần tham nhũng; công tác phòng phải được đẩy mạnh trước khi chống. Phòng chống tham nhũng nhưng phải đảm bảo việc giải quyết quyền lợi cho công dân…

T.Ban

Cử tri Quốc Khương (dân tộc Thái, quận Tân Phú) cho biết, TP.HCM đông dân, là đơn vị hành chính lớn nhất cả nước với 53/54 dân tộc có mặt ở TP. Theo chính sách của Đảng và Nhà nước, TP có quan tâm nhiều đến đời sống, giao lưu, học tập của các dân tộc đồng bào. Trong thời gian tới, TP cần làm tốt hơn chính sách cho các đồng bào dân tộc, trong đó thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài bằng nhiều mô hình. Tiếp tục xây dựng mô hình học bổng 1-1, tức 1 mạnh thường quân giúp đỡ 1 học sinh học tập cho đến hết bậc đại học.

Chủ trì và phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP.HCM - cho biết, trong những năm qua TP đã có nhiều chủ trương, chính sách dành cho đồng bào dân tộc, nhất là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay nhiều chính sách đã không còn phù hợp.

“UBND TP, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội và các sở, ngành liên quan cần chủ động rà soát, nắm lại những chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước và TP để sớm có những kiến nghị, đề xuất trình HĐND trên tinh thần phù hợp với các phương diện để thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc”, bà Lệ đề nghị.

Ngc Trinh