Thứ năm, 16/3/2023, 15h15

Cửa tiệm của những nụ cười hạnh phúc

Trong “Ca tim hnh phúc” y, nhng ch em không may khiếm khuyết mt phn thân th quây qun bên nhau, t tay làm ra nhng sn phm tái chế đ trang tri cuc sng và hòa nhp cng đng. Nhng mnh đi khuyết nhưng ni ca h đã tròn đy!


N cưi hnh phúc ca ch em khuyết tt trong “Ca tim hnh phúc”

To vic làm cho ngưi khuyết tt

Một ngày tháng 3, chị Thái Thị Kim Cúc (43 tuổi) ở phường Cẩm Nam (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) đến “Cửa tiệm hạnh phúc” giao sản phẩm đã hoàn thiện và nhận nguyên liệu đưa về nhà để tiếp tục công việc tái chế, tạo ra sản phẩm. Chị Cúc bảo: “Làm việc tại đây, tôi không chỉ có thêm thu nhập mà còn được gặp gỡ, giao lưu với các chị em đồng cảnh ngộ. Tôi thấy yêu đời hơn, vui vẻ hơn trước”. Hai vợ chồng chị Cúc đều là người khuyết tật, hai cô con gái của chị cũng bị chứng bại não không kiểm soát được hành vi. Để gồng gánh gia đình với vợ chồng chị không phải là điều dễ dàng. Hôm nghe Hội LHPN phường thông báo, chị liền đăng ký trở thành thành viên của “Cửa tiệm hạnh phúc”. Cuộc sống cải thiện hơn trước nhờ thu nhập đều đặn từ công việc. Có những ngày nhiều đơn hàng, chị phải nhận mang về nhà để vừa trông con vừa làm việc.

Còn với chị Nguyễn Thị Ngọc, một thành viên khác của mô hình “Cửa tiệm hạnh phúc” chia sẻ: “Từ ngày tham gia mô hình, tôi được nhiều chị em cùng hoàn cảnh, động viên nhau để vươn lên trong cuộc sống hòa nhập với xã hội. Kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, tôi cảm thấy tự tin hơn ở bản thân mình. Trước đây tôi sống khá khép kín, hay e ngại, nay kiếm được tiền từ chính sức lao động của mình một cách chân chính, tôi cảm thấy rất vui. Càng vui hơn khi biết mình đã góp phần rất nhỏ giảm thiểu rác nhựa, bảo vệ môi trường”.

Mô hình “Cửa tiệm hạnh phúc” được thành lập tháng 8-2022. Đến nay có 10 thành viên, đều là chị em phụ nữ khuyết tật, yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn. Cửa tiệm được quản lý bởi CLB Vì môi trường Hội An S.E.A Club và Hội LHPN phường Cẩm Nam. Mô hình được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (Local Solutions for Plastics Pollutions - viết tắt là LSPP) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub).


Nhng sn phm tái chế ca ch em khuyết tt thu hút s quan tâm ca nhiu khách hàng

Mục tiêu chính của mô hình “Cửa tiệm hạnh phúc” là hướng đến việc tái chế nguồn tài nguyên rác thải nhựa và vải thừa, biến chúng trở thành những sản phẩm có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao. Từ việc tạo ra các sản phẩm tái chế có thể góp phần giảm thiểu một phần nhỏ lượng rác thải ra môi trường. Song song đó, việc làm tái chế còn giúp mang lại nguồn thu nhập cho các thành viên.

Vòng tròn s chia

“Cửa tiệm hạnh phúc” khởi sự là một vòng tròn chia sẻ. Nơi các chị em khuyết tật, yếu thế tại phường Cẩm Nam cùng chia sẻ những câu chuyện, khó khăn trong cuộc sống, trở thành chỗ dựa tinh thần, động viên nhau cùng vươn lên. Thông thường, các chị gặp phải khó khăn trong việc di chuyển, vận động, số khác sức khỏe yếu, không có công việc ổn định. Vì thế, hầu hết các chị chỉ ở nhà lo việc con cái, mang nhiều mặc cảm và tự ti cũng như không đủ điều kiện hoặc các tiêu chí để có thể kiếm được một công việc thực sự phù hợp. “Cửa tiệm hạnh phúc” xác định là một mô hình kinh doanh, nơi quyền lợi của các thành viên đi đôi với trách nhiệm. Các thành viên mong muốn các sản phẩm được cạnh tranh công bằng trên thị trường về giá cả lẫn chất lượng.

Tại cửa tiệm, các banner quảng cáo, túi nilon, lưới đánh cá, vải vụn từ các hiệu may tại địa phương… được thu gom và phân loại, làm sạch sau đó được may vá hoặc tái chế thủ công. Việc thu gom nguyên liệu còn được giúp sức từ các tình nguyện viên và các chị em hội viên phụ nữ của phường Cẩm Nam. Điều này thể hiện được sự kết nối và tính cộng đồng của mô hình.

Ông Nguyn Thanh Sơn, Phó phòng TN-MT TP.Hi An, khng đnh: “Mô hình ca tim rt thiết thc đ gii quyết vn đ sinh kế cho nhóm ngưi yếu thế trong xã hi, c th là nhng ph n khuyết tt và các h nghèo, kinh tế khó khăn. Ngoài ra, mô hình này còn giúp bo v môi trưng ti đa phương, lan ta thông đip v li sng tích cc, an toàn cho môi trưng. Tôi tin “Ca tim hnh phúc” s là mô hình tiên phong, gương mu, thu hút s quan tâm ca cng đng v vn đ gim thiu rác thi và bo v môi trưng”.

Các sản phẩm của “Cửa tiệm hạnh phúc” được đa dạng và cải tiến từng ngày. Nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực với sự hướng dẫn của chuyên gia đã diễn ra nhằm cải tiến kỹ thuật và quy trình sản xuất cho các thành viên của mô hình. Các sản phẩm sẽ được sản xuất theo đơn đặt hàng. 100% lợi nhuận được chia đều cho các thành viên. Điều đáng mừng là số lượng đơn hàng tương đối đều đặn. Cửa tiệm hướng đến kế hoạch ký kết hợp đồng, trả lương cho các thành viên dựa theo năng lực và khả năng lao động theo giờ.

Những mặt hàng tái chế rất đa dạng như: túi đựng tài liệu, túi vải, túi đi chợ, tạp dề, khẩu trang… đây đều là những sản phẩm có thể ứng dụng được trong cuộc sống hằng ngày. “Trong tương lai, cửa tiệm hướng đến tập trung đa dạng sản phẩm, thử nghiệm tạo ra các sản phẩm từ chất liệu mới như lưới đánh cá bỏ đi của người dân, túi nilon, hộp nhựa… Ngoài ra, cửa tiệm còn mong muốn phát triển các sản phẩm mang nét độc đáo văn hóa của địa phương như lồng đèn, các bộ trò chơi dân gian và tổ chức các hoạt động trải nghiệm như workshop làm đồ tái chế, hoạt động giáo dục cho trẻ em thông qua việc cùng tạo ra các sản phẩm tái chế đơn giản để khơi dậy tình yêu môi trường cho các em”, đại diện CLB Vì môi trường Hội An S.E.A Club cho biết.

Vĩnh Yên