Thứ sáu, 17/5/2024, 13h33

Giúp người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin

Sau hơn 2 tháng t chc lp dy min phí CNTT, các tình nguyn viên đến t Đoàn trưng ĐH CNTT&TT Vit - Hàn đã đng hành cùng các hc viên khiếm khuyết ti Trung tâm Hưng nghip T thin Hi Ch thp đ TP.Đà Nng, trao cho các bn tr cơ hi tiếp cn CNTT và m rng không gian giao lưu, trao đi hàng hóa đ góp phn ci thin cuc sng…


Lp dy CNTT cho hc viên khuyết tt ca các tình nguyn viên Đoàn trưng ĐH CNTT&TT Vit - Hàn

Đng hành cùng ngưi khuyết tt

Kết thúc 2 tháng tham gia lớp CNTT, Phan Hồng Quân (25 tuổi) phấn khởi khoe: “Trước đây, tôi thường đứng nhìn các bạn sử dụng máy tính và ao ước một ngày mình cũng có thể làm được điều đó để đọc tin tức, đăng tải những sản phẩm do chính mình và các bạn trẻ không may bị khiếm khuyết một phần thân thể ở trung tâm để mọi người biết đến mà việc bán sản phẩm dễ dàng hơn. Bây giờ, tôi đã có thể làm được rồi”.

Tròn 39 tuổi, chị Lê Thị Ái Mỹ không dám nghĩ tới một ngày chính chị có thể ngồi trước máy tính để soạn thảo văn bản, đọc truyện mình yêu thích và đăng tải hình ảnh những chiếc bao tay, bó nhang hoặc tranh đính đá do chính tay các bạn ở trung tâm làm ra. “Dù còn hay quên và các thao tác máy tính còn chậm nhưng tôi rất vui khi có thể sử dụng máy tính vào công việc của mình. Tôi cố gắng sắp xếp thời gian rảnh để thực hành máy tính để ghi nhớ được nhiều hơn và sử dụng thành thạo hơn”, chị Mỹ bộc bạch.

Sinh viên Nguyễn Mạnh Cường, Khoa Khoa học máy tính & CNTT, Trường ĐH CNTT&TT Việt - Hàn cho biết, việc đứng lớp truyền tải kiến thức CNTT cơ bản cho các học viên ở trung tâm cũng không hề dễ dàng. Quá trình học, học viên rất hay quên, đòi hỏi tình nguyện viên phải thật kiên trì. Dù vậy, mỗi lần kiểm tra bài cũ thấy các bạn nhớ bài là niềm vui và động lực để tiếp tục công việc. Dù chỉ trải qua 2 tháng nhưng các học viên đều nỗ lực và nắm được các kiến thức yêu cầu, có thể sử dụng được máy tính trong công việc đánh văn bản, tìm kiếm thông tin, đọc truyện hay quảng bá sản phẩm của mình làm ra lên mạng xã hội nhằm tìm kiếm đầu ra rộng hơn, tăng thu nhập.


Các hc viên khuyết tt đưc dy viết và đc ch

Anh Nguyễn Bảo Tích - Ủy viên BTV Đoàn trường - phụ trách chính về lớp học chia sẻ, hướng dẫn cho các học viên là những bạn không may khiếm khuyết về cơ thể nên việc tiếp thu các bài giảng gặp rất nhiều khó khăn. “Người đứng lớp không thể dạy đại trà xong để các bạn thực hành chung mà phải dạy khái quát chung, xong rồi mỗi bạn lại có mỗi tình nguyện viên kèm trực tiếp. Đó là chưa kể, cách hướng dẫn cũng khác nhau. Đơn cử như với học viên khiếm khuyết cơ thể việc bấm chuột, gõ phím chậm thì thậm chí phải cầm tay đưa chuột, còn với học viên khiếm khuyết về trí nhớ thì phải kiên trì hướng dẫn nhiều lần, quên là nhắc lại, thực hành liên tục.

“Hoàn thành khóa học, các bạn đã nắm được kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính, cải thiện đời sống tinh thần. Đồng thời qua đó đã có thêm một kênh bán hàng để tăng thu nhập từ những sản phẩm thủ công của chính mình”, Bảo Tích cho biết thêm.

Mong có lp dy văn hóa cho tr khuyết tt

Theo kế hoạch ban đầu, Đoàn trường ĐH CNTT&TT Việt - Hàn mở lớp dạy miễn phí CNTT cho người khuyết tật tại Trung tâm Hướng nghiệp Từ thiện Hội Chữ thập đỏ TP.Đà Nẵng. Nhưng sau khi lớp đi vào hoạt động, có nhiều học viên chưa biết chữ. Vì vậy, Đoàn trường đã thay đổi kế hoạch mở song song lớp dạy chữ cách phát âm cho học viên.

Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Trâm - tình nguyện viên đứng lớp cho biết: “Đây là lần đầu tiên em tham gia tình nguyện dạy chữ cho học viên khuyết tật. Lúc đầu, em lo các bạn không muốn học nhưng khi lớp triển khai thì các bạn rất hào hứng. Có bạn phát âm khó và hay quên, nhưng bạn nào cũng kiên trì và chịu khó. Sau mỗi buổi học, các bạn chào tạm biệt rất dễ thương. Điều đó giúp em có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ”.


N cưi rng r ca hc viên sau khi biết đc, viết

Anh Bảo Tích cho rằng, hướng dẫn cho các học viên là những người  khiếm khuyết về cơ thể  và cả trí tuệ nên việc tiếp thu các bài giảng gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó các tình nguyện viên không có chuyên môn sâu về sư phạm nên để dạy chữ cái dạy tiếng Việt, các bạn phải tìm tòi đọc tài liệu thông qua các nguồn để áp dụng.

“Kết thúc khóa học, các bạn đã nắm được bảng chữ cái, một số bạn đã có thể ghép, đọc được. Tuy nhiên, do nhiều học viên không nói được, nên việc dạy đọc chữ còn nhiều khó khăn đối với các tình nguyện viên chưa được trang bị chuyên môn. Chúng tôi hy vọng thông qua chương trình này sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức đặc thù hơn biết đến và tổ chức nhiều lớp học tiếng Việt cho các học viên khiếm khuyết tại trung tâm. Riêng đơn vị, trong thời gian đến sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động vì cộng đồng khác. Đó là trách nhiệm của tuổi trẻ và niềm tự hào của thanh niên khi khoác lên mình chiếc áo xanh tình nguyện”, anh Bảo Tích trải lòng.

Vĩnh Yên