Thứ sáu, 10/5/2024, 14h21

Giúp người trẻ kỹ năng sống hạnh phúc

Hnh phúc là cm xúc tích cc, s hài lòng vi bn thân, vi mi ngưi, vi thế gii chung quanh. Là khi chúng ta không cm thy mình bt buc phi làm bt c điu gì ch đ làm hài lòng ngưi khác. Mt nghch lý là nhiu ngưi ln, trong đó có cha m, thy cô luôn băn khoăn ti sao ngưi tr sng trong điu kin đ đy hơn li cm thy ít đưc hnh phúc? Nhiu nhn đnh cho thy hin nay, gii tr đang phi sng trong mt xã hi n tàng nhiu nguy cơ khiến h khó có th hnh phúc.


Các bc ph huynh nên tìm hiu và đng cm vi các con mình khi các con đang sng trong thi đi công ngh thông tin. Ảnh: IT

Như trường hợp chị Hoa (Q.2, TP.HCM) thấy chạnh lòng và thương con, khi nghe cậu con trai 13 tuổi tâm tình: “Mẹ ơi! Hình như con chẳng có tuổi thơ! Đúng ra là từ khi con biết đến cuộc sống này đến giờ con thấy mình ở trong thế giới ảo nhiều hơn thế giới thật. Suốt ngày đi học, về lại vùi đầu vào máy vi tính, xem chút gì trên ti vi… rồi lại học và học. Con chưa bao giờ thật sự sống cho chính con, con không biết đến cảm giác hạnh phúc là gì”.

Mt thế h đi mt vi quá nhiu áp lc

Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và đồng cảm với con mình khi chúng đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Nhiều nhà xã hội học khi nghiên cứu đặc điểm tương tác đã gọi thế hệ trẻ hiện nay là thế hệ đối mặt với áp lực. Áp lực đối với giới trẻ ngày một lớn. Đi học thì đối mặt với áp lực từ gia đình, nhà trường và nhất là áp lực từ bản thân các em. Khi tham gia thị trường lao động, để bảo đảm chất lượng cuộc sống, để bằng bạn bằng bè, các bạn trẻ luôn phải tăng ca liên tục, hoặc làm nhiều công việc một lúc. Điều căng thẳng tiếp theo giới trẻ ngày nay đang gồng mình lên chịu đựng là hiện tượng không thể rời tay khỏi điện thoại thông minh. Nghe như một nghịch lý kiểu “Có ai bắt ép đâu!”. Nhưng thực tế là, ngoài giờ học hoặc giờ làm bị cấm không được xài điện thoại, thì khi có thể, họ luôn luôn phải giữ bản thân trực tuyến, luôn luôn sẵn sàng cho công việc và do đó khó có thời gian cho riêng mình. Các chuyên gia tâm lý cho rằng giới trẻ giờ mắc một hội chứng tâm lý mới mang tên - Hội chứng sợ bị bỏ lỡ. Họ không muốn bỏ lỡ bất cứ một thông tin nào, luôn muốn bản thân là người cập nhật nhanh nhất thông tin mới, mình là người nắm bắt được mọi xu hướng, không chấp nhận nằm ngoài các cuộc trò chuyện, bàn luận. Vì thế, các bạn trẻ cũng phải đối diện với áp lực xử lý một lượng thông tin dồn dập. Bên cạnh đó, họ còn mất thời gian bàn luận và xem xét lại thông tin đó nhiều lần. Do đó, dù rất cố gắng nhưng trong học tập hay làm việc không ít bạn trẻ rơi vào trạng thái tâm lý xao nhãng, phân tâm. Thế hệ trẻ năng động thường làm nhiều việc một lúc để tối đa hóa thời gian, nhưng khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân còn hạn chế, khó có thể thật sự tập trung vào bất cứ một việc nào, dẫn đến dễ dàng sai sót, nên kết cục hiệu quả không như mong muốn và vì ham công tiếc việc đã bỏ qua các khía cạnh cảm xúc của người khác.


Tp luyn nhng thói quen tt như thc dy sm, chy b s giúp các bn tr lc quan và yêu đi hơn

Phải luôn nghĩ ra cách làm mới mình để flex - không phải vì phục vụ việc học, hay cải thiện công việc mà chỉ để “nuôi” Facebook, làm video đăng TikTok… Một khía cạnh khiến người trẻ gánh áp lực nữa đó là thế giới hiện nay khi mà mọi thứ đều được chia sẻ lên mạng xã hội, các bạn luôn bận tâm tìm kiếm hình ảnh mới, hào nhoáng để flex (khoe) cuộc sống trên mạng ảo. Mỗi cá nhân đều có một hình ảnh thực, và một hình ảnh ảo. Họ muốn khoe thành tích của bản thân, để truyền cảm hứng cho người khác, muốn được nhận những comment tán dương, tung hô. Họ chạy đua với việc không ngừng tô vẽ thêm cho phiên bản online của bản thân, từ đó hai phiên bản thực và ảo ngày càng xa cách nhau. Khi ấy, những niềm hạnh phúc các bạn đạt được cũng chỉ là hạnh phúc ảo. Có những lúc cần phải sống thật với cảm xúc của mình, nhưng các bạn trẻ phải cố gồng mình che giấu những lo lắng, mệt mỏi của bản thân, luôn phải đeo những chiếc mặt nạ vui vẻ, tích cực, năng lượng để đạt được chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Không ít bạn trẻ sợ mất hình ảnh, mất ăn mất ngủ vì lượng người follow giảm. Tất cả những điều ấy khiến một thế hệ trẻ càng rơi vào trạng thái cô đơn và thiếu hạnh phúc.

K năng đ sng hnh phúc

Một điều chắc chắn rằng hạnh phúc không tự nhiên mà có, để được sống hạnh phúc, mỗi người phải tự nỗ lực phấn đấu và biết hài lòng với những gì mình có. Do đó, để sống hạnh phúc cũng cần có… kỹ năng. Cha mẹ đồng hành để bản thân giới trẻ và cả gia đình cùng tận hưởng niềm hạnh phúc. Trước tiên, đương nhiên phải là kỹ năng tăng cường kết nối với bạn bè và gia đình. Chủ động tự chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, giữ chế độ ăn uống đủ chất, điều độ. Phải dành thời gian tự đối thoại với cảm xúc của bản thân một cách thẳng thắn và chân thật nhất. Làm chủ được cảm xúc của mình, gọi tên những mong muốn chính đáng và quyết tâm đạt được. Cùng với đó, phải tập tạo dựng niềm tin vào bản thân, đừng vội so sánh mình với người khác để rồi thoái chí, mất phương hướng. Và để tinh thần luôn sảng khoái, cơ thể phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Tập thể thao thường xuyên cũng là một trong những liệu pháp rất tốt để chăm sóc sức khỏe tinh thần. Hãy trân trọng chăm sóc những giấc ngủ có chất lượng. Một mẹo nhỏ nữa để cổ vũ chính mình, đó là hãy chọn lấy một điều vừa sức để cống hiến cho xã hội, thí dụ làm thiện nguyện, hiến máu nhân đạo, thăm viện dưỡng lão, chăm sóc trẻ ở trại mồ côi... Đôi khi bạn sẽ bất ngờ với những gì bản thân có thể nhận lại khi cho đi đấy! Tập luyện những thói quen tốt như thức dậy sớm, đọc sách hằng ngày, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành một con người mới, lạc quan và yêu đời hơn. Hướng suy nghĩ đến những điều tích cực và thường xuyên nở nụ cười trên môi. Khi cuộc sống trở nên bận rộn thì thời gian dành cho bản thân dường như sẽ bị bỏ qua. Điều quan trọng giúp bản thân giảm bớt căng thẳng và hạnh phúc hơn đó là ưu tiên sự thư giãn như nghe nhạc, nhảy múa, ngắm nhìn cảnh sắc tự nhiên… Dành thời gian để làm điều gì đó mà mình thích và chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc.

ThS. Lê Phm Phương Lan (Ging viên tâm lý)