Thứ ba, 29/11/2022, 16h35

Hòa bình trên biển: Điều kiện cần để các quốc gia phục hồi bền vững

Trưc nhng biến đng bin Đông, mi đây ti TP.Đà Nng đã din ra Hi tho khoa hc quc tế “Bin hòa bình - Phc hi bn vng”. Hi tho din ra theo hình thc trc tiếp và trc tuyến vi s tham gia khong 500 đi biu ca gn 20 quc gia…


Các đi biu tham d hi tho v bin Đông

Nhiu thách thc trên bin Đông

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Quang Hiệu - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - nhận định, cục diện thế giới đã diễn ra những thay đổi nhanh chóng và chưa từng có. Những thay đổi trong thực tế địa chính trị vốn là điều không tưởng nhưng lại đang diễn ra ở một số nơi trên thế giới, trong đó cả các khu vực từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Các rủi ro địa chính trị toàn cầu và sự cạnh tranh giữa các cường quốc lớn đã làm trầm trọng thêm những vấn đề hiện có như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, lạm phát kèm suy thoái, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Các kiến trúc an ninh trên thế giới và ở khu vực đang có những thay đổi to lớn. Đây là những thách thức đa chiều, nhiều tầng lớp và khó nhận diện.

Theo ông Hiệu, một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là sự thiếu hụt lòng tin và tinh thần hợp tác, nhất là đối với luật pháp quốc tế và các tổ chức đa phương. Việc không tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế có thể gây xói mòn dần trật tự quốc tế. Do đó, tiếp tục tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực; duy trì, củng cố lòng tin và hợp tác là cần thiết. Các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn, cần có trách nhiệm lớn hơn trong hành xử để đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển. 

Trong bối cảnh hiện nay, biển Đông là trung tâm của cục diện quốc tế đang thay đổi. Các nguyên tắc trên biển Đông sẽ góp phần định hình các nguyên tắc khác ở các biển và đại dương khác. Việc duy trì một trật tự trên biển, trong đó nhấn mạnh tới sự tuân thủ, tin tưởng và hợp tác, hơn bao giờ hết là điều cần thiết để đảm bảo cho sự phục hồi bền vững.

“Chính sách của Việt Nam về biển Đông là tôn trọng đầy đủ, thiện chí thực thi các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS), giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, thúc đẩy hợp tác biển dựa trên UNCLOS. Việt Nam coi trọng việc sử dụng bền vững và bảo tồn đại dương, biển và các nguồn tài nguyên trên biển”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

TS. Phạm Lan Dung - Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao - chia sẻ, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và gián đoạn, hội thảo hướng tới mục tiêu tìm hiểu những thay đổi địa chính trị toàn cầu mới nhất trên biển Đông, xác định các rủi ro tiềm ẩn và tìm cách khôi phục lòng tin, thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Một mặt định vị biển Đông trong bối cảnh địa chính trị đang biến đổi, đan xen giữa điểm nóng cũ và mới, trong sự hiệu quả của các cấu trúc quản trị hiện hành và xem xét vai trò của UNCLOS sau 40 năm và 20 năm ASEAN - Trung Quốc ký kết Tuyên bố ứng xử các bên ở biển Đông (DOC). Mặt khác tập trung vào nội dung thúc đẩy các thực tiễn tốt nhất để tìm kiếm cơ hội hợp tác, từ xây dựng năng lực đối phó với các mối đe dọa phức hợp trên biển, xây dựng các quy định trong các lĩnh vực phi truyền thống và có liên hệ với nhau tới chủ đề thúc đẩy kinh tế xanh, đảm bảo chuỗi cung ứng bền vững.

Cn đm bo thưng tôn pháp lut

Đánh giá về những thách thức mới với an ninh biển trong thời gian gần đây, nhiều học giả cho rằng biển không phải là không gian tách biệt mà có mối liên hệ mật thiết giữa các không gian khác như đất liền, vùng trời, đáy biển, vùng đất dưới đáy biển; đồng thời kết nối cả với không gian phi truyền thống như không gian mạng, khoảng không vũ trụ trong bối cảnh khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển. Đây cũng là những điểm mà các quốc gia trong khu vực cần tính tới trong việc thúc đẩy hợp tác để xây dựng những quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống đụng độ, từ đó đảm bảo an ninh và hòa bình trên biển.

Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 14 với chủ đề “Biển hòa bình - Phục hồi bền vững” diễn ra trong bối cảnh đánh dấu 40 năm ký kết Công ước UNCLOS và 20 năm ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố ứng xử các bên ở biển Đông (DOC). DOC là thành tựu quan trọng giữa ASEAN và Trung Quốc. Việc đạt được tuyên bố DOC có ý nghĩa khởi đầu cho những nỗ lực chung thúc đẩy hợp tác tại khu vực, là cơ sở cho quá trình tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) trong tương lai.

Hội thảo gồm 8 phiên về các chủ đề: Vạc dầu biển Đông: Từ âm ỉ đến sục sôi kéo dài; Các cường quốc và xu hướng 4C ở biển Đông: Hợp tác, cạnh tranh, đối đầu hay cùng chung sống; Cộng hưởng động lực mới từ cơ chế tiểu đa phương khu vực; Kỷ niệm 40 năm UNCLOS và 20 năm DOC: Con đường phía trước; Tìm kiếm năng lực để xử lý các mối đe dọa và thách thức hàng hải phức hợp mới; “Luật đi đường” đối với các lĩnh vực phi truyền thống và các lĩnh vực có sự giao thoa; Thúc đẩy hợp tác kinh tế biển xanh, kinh tế xanh, thương mại bền vững và chuỗi cung ứng để phục hồi kinh tế.

P.V

Để thúc đẩy hợp tác và phục hồi bền vững, các học giả cho rằng kinh tế xanh, kinh tế biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sáng tạo, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên, đối phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của nhiều quốc gia, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Chính vì thế, các nước và các tổ chức quốc tế như EU, ASEAN đều ưu tiên phát triển hợp tác kinh tế biển xanh và hợp tác trên biển, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19 nhằm thúc đẩy sự kết nối, đảm bảo chuỗi cung ứng và hồi phục nền kinh tế.

Các quốc gia và khu vực cũng cần tăng cường tự chủ và độc lập, đa dạng chuỗi cung ứng, tăng cường dịch vụ cảng biển, vận tải biển, mở rộng hợp tác để giảm thiểu tác động của sự gián đoạn nguồn cung vật liệu thô, bán dẫn, các khoáng chất quan trọng, công nghệ xanh và sạch.

Bà Dung nhấn mạnh, biển Đông đang đối mặt với nhiều biến chuyển, thách thức từ tình hình chung của thế giới và khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh các thách thức, vẫn có thể thấy được những tín hiệu tích cực và ý tưởng, đề xuất có giá trị để đối phó với những khó khăn thách thức. Trong thời gian tới, cộng đồng khu vực và quốc tế cần tiếp tục cam kết với luật pháp quốc tế, việc đảm bảo thượng tôn pháp luật, tin tưởng vào các kênh hợp tác đa phương, linh hoạt, sáng tạo trong các cơ chế hợp tác trên những lĩnh vực và không gian khác nhau để xây dựng biển Đông thành một vùng biển hòa bình, giúp các quốc gia tập trung phục hồi bền vững.

Phan Vĩnh