Thứ sáu, 10/11/2023, 14h50

Học ngành nào dễ có việc làm trong thời đại số?

Mun có vic làm, các em phi có trình đ, k năng và đáp ng đưc nhu cu ca doanh nghip. Nếu không có nhng điu kin này, các em cũng có th tìm đưc vic làm nhưng d b sa thi và tht nghip.


Chuyên gia đang tư vn cho hc sinh Trưng Trung hc Thc hành Sài Gòn

Đó là những lưu ý của các chuyên gia trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 16 năm học 2023-2024 diễn ra mới đây tại 3 trường: THPT Trần Hữu Trang, Trung học Thực hành Sài Gòn (Q.5) và THPT Tân Bình (Q.Tân Phú). Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Cơ hi do bn thân quyết đnh

Trong chương trình diễn ra tại Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, em Duy Khiêm (học lớp 12A4) bày tỏ: “Hiện nay em rất quan tâm đến ngành khoa học dữ liệu nhưng không biết cơ hội việc làm của ngành này ra sao?”. ThS. Trần Hữu Xuân Thu (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, cơ hội việc làm đang là chủ đề “hot” hiện nay, vì thời gian qua nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM cắt giảm lao động khiến nhiều người thất nghiệp. Tuy nhiên, với những người có trình độ, tay nghề cao thì không cần phải quá lo lắng vì còn rất nhiều việc đang cần chúng ta. Đối với ngành khoa học dữ liệu cũng như những ngành về khoa học máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo… hiện đang rất cần nhân lực để đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Trường ĐH Công nghệ TP.HCM hiện chưa có ngành khoa học dữ liệu nhưng khi học những ngành khoa học máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, các em được nhà trường đào tạo kiến thức, kỹ năng đảm bảo sau khi ra trường sẽ tự tin bước vào thị trường lao động. Đặc biệt, nhà trường còn kết nối với doanh nghiệp hỗ trợ cho sinh viên thực tập, kiến tập, tìm kiếm cơ hội việc làm. Nếu sinh viên chịu khó học tập, biết tích lũy kinh nghiệm thì ra trường không lo thất nghiệp, thậm chí còn có được việc làm tốt, thu nhập cao”, ThS. Thu chia sẻ.


Hc sinh Trưng THPT Trn Hu Trang nh chuyên gia tháo g khó khăn trong vic chn ngành ngh

Một học sinh khác hỏi: “Em nghe nói ngành truyền thông đa phương tiện có nguy cơ bị bão hòa, vậy chúng em có nên lựa chọn ngành này để theo học không?”. Bà Lưu Thị Thúy Hằng (đại diện Trường Swinburne Việt Nam) cho hay, hiện nay mạng xã hội phát triển nên kéo theo đó là nhiều thông tin không chính thống khiến người đọc hoang mang, lo lắng. Với ngành truyền thông đa phương tiện cũng vậy, có thể học sinh nghe thông tin đâu đó rồi lo sợ, nghĩ ngành này bị bão hòa. Nhưng thật ra, hiện nay ngành truyền thông đa phương tiện rất “hot” được nhiều học sinh lựa chọn để theo học vì không chỉ giúp người học dễ tìm việc mà còn có môi trường làm việc năng động, sáng tạo - điều mà đa số bạn trẻ mong muốn. Chính vì vậy, nếu học sinh có mong muốn học ngành truyền thông đa phương tiện nên mạnh dạn lựa chọn. “Để học tốt và thành công đối với ngành truyền thông đa phương tiện, người học phải có tố chất năng động, sáng tạo, tư duy phân tích tốt, biết tìm hiểu thị trường… Bất cứ ngành nào cũng vậy, các em phải trau dồi kỹ năng, tay nghề và có năng lực làm việc thì mới có thể trụ được lâu dài”, bà Hằng lưu ý.

Ngành ngh phi phù hp vi s thích, s trưng

Thông tin về cơ hội của ngành ngôn ngữ cho học sinh Trường THPT Tân Bình, ThS. Đoàn Thanh Phong (Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) cho hay, ngoài kiến thức về công nghệ thông tin, việc có thêm ngoại ngữ sẽ giúp hồ sơ xin việc của chúng ta đẹp và thuyết phục được nhà tuyển dụng. Chính vì vậy mà nhóm ngành ngôn ngữ đã trở thành thế mạnh của nhà trường khi có nhiều sinh viên theo học. Đối với nhóm ngành ngôn ngữ, nhà trường có ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn, ngôn ngữ Trung. Những ai chọn ngôn ngữ ít người học càng có cơ hội việc làm cao vì tỷ lệ cạnh tranh ít, nhu cầu lại nhiều. “Nhóm ngành ngôn ngữ không yêu cầu bằng cấp đầu vào, do đó những học sinh chưa giỏi ngôn ngữ vẫn có thể lựa chọn để xét tuyển. Sau khi trúng tuyển, nhà trường có lớp kiểm tra ngoại ngữ đầu vào, nếu chưa đạt nhà trường sẽ đào tạo cho đến khi các em thành thạo mới bước vào học chuyên ngành”, ThS. Phong thông tin.


Hc sinh Trưng THPT Tân Bình tìm hiu thông tin hưng nghip

Tương tự, gợi ý cho học sinh Trường THPT Trần Hữu Trang cách để chọn ngành nghề thích hợp, ThS. Lê Ngọc Hải (chuyên gia tâm lý kỹ năng) cho rằng ngành nghề nào cũng có thể kiếm được tiền, nhưng quan trọng là ngành nghề đó có phù hợp với bản thân hay không. Để biết mình phù hợp với ngành nghề nào, các em có thể dựa vào sở trường và sở thích. Vì khi chúng ta yêu thích và có năng lực với một ngành nghề nào đó mới có thể theo đuổi được lâu dài và kiếm được nhiều tiền. Theo xu hướng, có hai nhóm người. Nhóm thứ nhất thích làm việc với máy tính, công nghệ. Muốn biết mình có thuộc nhóm này không, các em có thể dựa vào tổ hợp môn đang học, tìm hiểu xem bản thân có thích làm việc với máy móc, thiết bị công nghệ hay không. Nhóm thứ hai là thích làm việc với con người. Nơi nào có con người nơi đó có thành công. Nhóm người này thường thích giao tiếp, thích nói chuyện trước đám đông nên họ có thể chọn nghề luật sư, marketing, hướng dẫn viên du lịch… “Chọn đúng ngành nghề giúp chúng ta phát huy được năng lực và dễ thành công”, ThS. Hải cho biết.

ThS. Hải cũng kể ra một ngộ nhận mà học sinh hay gặp, đó là các em thường nghĩ học ngành nào ra trường chỉ có thể làm việc liên quan đến ngành đó. Tuy nhiên, học một ngành có thể làm được nhiều nghề khác nhau. Chẳng hạn học marketing, các em có thể làm công việc liên quan đến truyền thông, quảng cáo; bán hàng; giảng dạy… “Có rất nhiều cơ hội cho các em, quan trọng là bản thân có biết nắm bắt và tạo giá trị cho mình hay không?”, ThS. Hải nói.

Bài, ảnh: H Trinh