Thứ tư, 7/12/2022, 13h21

Kinh tế xanh: Nền tảng cho chiến lược phát triển bền vững

Theo ông Nguyn Hng Quân - Vin trưng Vin Nghiên cu phát trin kinh tế tun hoàn, ĐH Quc gia TP.HCM, làm kinh tế xanh s tăng cưng v thế quc gia trong các hip đnh thương mi, to nn tng cho chiến lưc phát trin bn vng ca quc gia. Tiêu dùng xanh và sn xut xanh s gia tăng li ích cho cng đng; to đng lc phân b các ngun lc đ ti ưu hóa nn kinh tế xanh.


Ngành may mc cũng có th tham gia vào xut khu xanh

Kinh tế xanh là hưng đi tt yếu

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - cho biết, ngành thủy sản Việt Nam đã sẵn sàng đáp ứng phát triển xanh. Các vùng chăn nuôi, có nhiều mô hình phát triển kinh tế xanh. Đơn cử như ở Cà Mau đang đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản giá trị cao với mô hình tôm - rừng kết hợp. Đây là mô hình nuôi tự nhiên sinh thái không sử dụng thuốc, hóa chất, theo đó giảm được giá thành và góp phần tích cực vào việc bảo vệ, phát triển rừng. Nhiều tỉnh ven biển cũng đang đẩy mạnh nuôi thả xanh, giảm khai thác để phát triển bền vững. Còn đối với doanh nghiệp cũng đang chuyển dịch chiến lược kinh doanh theo hướng xanh nhằm đáp ứng đòi hỏi từ quy định, luật lệ, tiêu chuẩn về môi trường, cạnh tranh thị trường. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình còn gặp nhiều khó khăn, thử thách cả khách quan lẫn chủ quan. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh là hướng đi tất yếu, sớm hay muộn cũng phải theo. Nếu đợi sản xuất đi theo khi thị trường đòi hỏi bắt buộc thì chúng ta sẽ tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm cùng loại.

Hiện nay, lĩnh vực kinh tế và môi trường ngày càng có sự giao thoa sâu sắc. Biến đổi khí hậu cùng những vấn đề cấp bách về môi trường và sức khỏe con người đang đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động sản xuất, thương mại và tiêu dùng. Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết hiệp định thương mại tự do, trong đó có 3 hiệp định thế hệ mới. Các hiệp định này đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế và lĩnh vực xuất khẩu.

Ông Jean-Jacques Bouflet - Phó Chủ tịch Eurocham Vietnam - nhấn mạnh, Việt Nam cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do. Để nắm bắt cơ hội này, Việt Nam cần chú trọng làm kinh tế xanh, bền vững, trong đó bao gồm cả việc tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Thách thức Việt Nam đang đối diện và cần phải khắc phục chính là dễ bị “tổn thương” bởi biến đổi khí hậu. Kinh tế sẽ suy giảm khoảng 3%, tương đương 10 tỷ USD nếu không ứng phó với biến đổi khí hậu và mất 12-14% GDP hàng năm. Trong khi đó, thị trường châu Âu ngày càng tập trung những giá trị vượt qua giá trị sản phẩm tiêu dùng. Họ đang tiêu chuẩn hóa, luật hóa cũng như thắt chặt các luật định liên quan đến môi trường, phát triển xanh. Điều này đòi hỏi ngành xuất khẩu Việt Nam phải tái chuẩn bị để thích ứng biến đổi khí hậu cũng như bảo vệ môi trường.

Chỉ ra một số thách thức, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) - cho biết, nếu như trước đây các tiêu chuẩn xanh, bền vững chỉ được nhìn thấy ở phân khúc cao cấp thì hiện nay đã trở thành những yêu cầu phổ biến trên mọi phân khúc, mọi thị trường. Các văn bản, chính sách, luật của thị trường EU đều cho thấy bản chất của mọi quy định nhằm đảm bảo các mặt hàng tiêu dùng không kèm theo bất kỳ rủi ro nào cho môi trường, cho người dân trong chuỗi cung ứng (Đơn cử, các đạo luật của EU cấm tất cả hàng hóa nhập khẩu có liên quan đến nạn phá rừng với phạm vi ảnh hưởng tới 6 ngành hàng nông sản. Trong khi thực tế ở Việt Nam có những ước tính khả năng gây ảnh hưởng tới 12 ngành hàng nông sản); Nhiều quy định về đánh bắt hợp pháp trong thủy sản và khuyến khích xúc tiến các mặt hàng xanh, giảm phát thải nhà kính... 

Kinh tế xanh giúp tăng trưng xut khu

Để đáp ứng những quy định liên quan đến môi trường khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu mà nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đặt ra, ông Bartosz Cielezynski - Phó Trưởng ban Thương mại, phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam - cho rằng, với nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, công nghệ xanh và thương mại bền vững nên bắt đầu từ các ngành chủ lực xuất khẩu như nông - lâm - ngư nghiệp. Cụ thể, điều kiện đầu tiên cần đáp ứng là việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tính bền vững trong chuỗi cung ứng nhằm xuất khẩu sang EU. Đặc biệt trong bối cảnh ngày càng gia tăng số lượng cảnh báo kiểm tra về thuốc trừ sâu và dư lượng phân bón cũng như các biện pháp kiểm soát tại biên giới EU, nhất là đối với thanh long, rau thơm, đậu bắp, ớt, mì và các sản phẩm thủy hải sản.

“Cơ quan chức năng của Việt Nam cần làm việc chặt chẽ với nông dân, hội nông dân và các bên liên quan để xác định những hạn chế trong chuỗi sản xuất, bao gồm việc quản lý thực hành nông nghiệp tốt, nhằm nâng cao nhận thức về giới hạn dư lượng tối đa của EU”, ông Bartosz Cielezynski - khuyến cáo.

Cũng theo ông Bartosz Cielezynski, một lưu ý quan trọng là ở EU tập trung khuyến khích canh tác hữu cơ vì tất cả các lợi ích mà sản phẩm hữu cơ mang đến cho môi trường nước, đất, hệ vi sinh, động vật, thu nhập của nông dân, tạo việc làm, phát triển nông thôn. Do đó, các nhà xuất khẩu từ Việt Nam nên chú trọng hơn vào việc quảng bá khái niệm canh tác hữu cơ nhằm đáp ứng tốt hơn sở thích của người tiêu dùng châu Âu.

Theo ông Bartosz Cielezynski, thương mại xanh chắc chắn không chỉ giới hạn ở các sản phẩm nông nghiệp. Các nhà sản xuất Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp cũng có thể tham gia vào xuất khẩu xanh. Các sản phẩm như giày dép và hàng may mặc có thể tham gia chương trình chứng nhận tự nguyện như BCI (Sáng kiến bông tốt hơn) hay GOTS (Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu) và PETA (Chứng nhận bảo vệ động vật). Sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn xã hội và môi trường thường đắt hàng hơn mặc dù giá cao. Vì thế, các nhà sản xuất và điều hành thương mại của Việt Nam nên quan tâm đến định hướng lựa chọn của người tiêu dùng châu Âu.

Để định vị Việt Nam là nguồn cung xanh của thế giới, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần phải có chiến lược cụ thể. Theo ông Phú, cần nhanh chóng nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về cuộc chuyển đổi xanh đang diễn ra rất mạnh mẽ. Đồng thời hình thành hệ thống quy định pháp luật về các bộ tiêu chuẩn xanh trong sản xuất, chuỗi cung ứng và thương mại. Trong đó ưu tiên kinh tế tuần hoàn, triển khai các mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ số, tăng cường các sản phẩm giúp giảm carbon. Song song đó cần xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ cho chuyển đổi xanh. Tuy hệ thống xúc tiến thương mại còn rất mỏng và có nhiều yếu tố chưa ổn định, chưa được đầu tư tương xứng nhưng cần xác định xúc tiến thương mại thực sự có vai trò rất quan trọng trong việc giúp định hướng nền kinh tế gắn kết với kinh tế toàn cầu.

Nguyn Trinh