Thứ ba, 27/10/2020, 19h53

Mở cửa nhà… bằng điện thoại

M ca nhà bng cách gi đin thoi… đến khóa là cách thc đưc 2 hc sinh lp 12A5 Trưng THPT Trn Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM) xây dng trong đ tài ng dng Smart Lock ( khóa thông minh) đ gia tăng bo mt. Trưc tình trng mt an ninh ti các khu dân cư, Smart Lock đưc k vng là mt ng dng giúp ngưi dùng an tâm hơn.


Nguyn Quang Huy và Nguyn Cao Khôi đang thuyết trình v sn phm Smart Lock ti vòng chung kết cuc thi

Với tính ứng dụng và sáng tạo cao, đề tài trên xuất sắc lọt vào top 5 đề tài có mặt tại vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” cấp TP năm 2020 diễn ra mới đây.

khóa tích hp vi sim đin thoi, th nh

“Trước đây, mỗi lần em đi học nhóm với bạn về nhà muộn, muốn vào nhà đều phải điện thoại cho mẹ, rất bất tiện. Với ứng dụng Smart Lock được tích hợp với sim thì thay vì điện thoại cho mẹ, em chỉ cần gọi điện thoại vào ổ khóa, cửa sẽ tự động mở”, Nguyễn Quang Huy (thành viên thực hiện đề tài) cho biết.

Với ý tưởng này, Quang Huy đã phối hợp với Nguyễn Cao Khôi - người bạn có đam mê về lập trình - để cùng nhau thiết kế, nghiên cứu mô hình. Sau khoảng 2 tháng tận dụng những ngày nghỉ, ứng dụng Smart Lock đã ra đời. Thiết bị gồm 1 mạch Arduino, mạch đi sim, mạch đọc thẻ nhớ và 1 thiết bị chuyên dụng để đóng mở khóa. Các số điện thoại được xem như từ khóa dùng để mở cửa sẽ được lưu vào thẻ nhớ, mạch được lập trình những mã lệnh để khi người dùng điện thoại tới thiết bị sẽ đối chiếu với các dãy số đã lưu để đưa ra quyết định “mở cửa hay không mở”. “Do có năng khiếu về đi dây, thiết kế mạch nên em là người đảm nhiệm thiết kế phần cứng của thiết bị. Ban đầu, sản phẩm chỉ được tích hợp sim nhưng để tăng tính bảo mật, chúng em đã quyết định đưa thêm nhiều ý tưởng khác như mạch đọc thẻ nhớ để làm sao sản phẩm mang tính hữu dụng và bảo mật cao nhất”, Quang Huy nói.

Thiết kế ban đầu Smart Lock có hình dáng khá cồng kềnh, chiều dài lên đến 50cm, tuy nhiên qua nhiều lần điều chỉnh, hiện nay thiết bị chỉ có chiều dài 20cm, nhỏ hơn rất nhiều so với mô hình đầu tiên. “Việc thiết kế sản phẩm nhỏ gọn chính là để tăng tính ứng dụng của thiết bị, tích hợp được trên cánh cửa. Và càng nhỏ gọn thì càng làm tốt hơn tính bảo mật. Đây cũng là yêu cầu cao nhất, khó nhất khi đảm nhiệm thiết kế phần cứng”, Quang Huy cho hay.

Trong khi đó, đảm nhận nhiệm vụ lập trình, Cao Khôi cho biết khó nhất là làm sao lập trình phần mềm khớp được với phần cứng mà Quang Huy thực hiện. “Rất nhiều lần em phải lập trình đi lập trình lại phần mềm do thiết kế ráp vào nhau không khớp. Mà mỗi lần điều chỉnh như thế rất tốn thời gian, có khi phải mất nguyên ngày…”, Cao Khôi nói.

Ci tiến đ hu dng hơn trong đi sng

Ngoài tính ưu việt là tiện dụng khi đưa vào đời sống, tính bảo mật cao, Smart Lock được nhóm chế tạo bằng vật liệu Mika và Inox nên có giá thành rẻ hơn so với các loại Smart Lock khác có trên thị trường. Điểm hạn chế nhất của Smart Lock được nhóm đưa ra đó là do được điều khiển bằng cuộc gọi nên ngay sau khi mở cửa sẽ tự động đóng, mỗi lần muốn mở lại phải thực hiện cuộc gọi, đôi khi sẽ khiến người sử dụng cảm thấy “không hài lòng”.


S
n phm Smart Lock

Ngoài tính ưu vit là tin dng khi đưa vào đi sng, tính bo mt cao, Smart Lock đưc nhóm chế to bng vt liu Mika và Inox nên có giá thành r hơn so vi các loi Smart Lock khác có trên th trưng.

Chia sẻ về những kiến thức khi thực hiện đề tài, Quang Huy và Cao Khôi cho hay chỉ một phần kiến thức cơ bản là học từ nhà trường, còn đa phần đều là những kiến thức tự các em tìm kiếm trên mạng internet, vừa làm vừa học. “Thời gian tới chúng em sẽ tập trung cải tiến sản phẩm để gia tăng hơn nữa tính bảo mật, ứng dụng. Bên cạnh việc thiết kế sản phẩm nhỏ hơn, chúng em cũng tiến hành xây dựng app cài đặt trên điện thoại. App sẽ cho phép lưu lại các cuộc điện thoại đến ổ khóa, chụp hình người mở khóa hay thậm chí là phát ra tín hiệu báo về điện thoại cho người dùng nếu có tình trạng có người cố tình mở cửa đột nhập vào nhà”, Quang Huy bật mí. Bằng việc cải tiến này, Quang Huy và Cao Khôi hy vọng sản phẩm có thể trở nên hữu dụng, tăng tính cạnh tranh trong đời sống và có thể được mọi người đón nhận. Dự kiến thiết bị sẽ được lắp đặt tại phòng riêng của một bạn học trong lớp.

Quang Huy cho biết đề tài có sự hỗ trợ của thầy Thế Nhất (giáo viên môn địa lý trong trường). Ở vai trò đồng hành, thầy Nhất giúp nhóm định hướng tính thương mại của sản phẩm, đặc biệt là thường xuyên động viên nhóm trước những khó khăn khi thực hiện. Đánh giá về đề tài, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên) cho hay sản phẩm mang tính ứng dụng và sáng tạo rất cao, thể hiện được sự quan tâm của các em trong việc áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của đời sống. “Có thể hiện nay tính thương mại của sản phẩm chưa cao nhưng khi bắt tay vào thực hiện, thiết kế sản phẩm, quá trình đó sẽ cung cấp cho các em nhiều kỹ năng, kiến thức hữu ích, nhất là khả năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng khởi nghiệp rất cần thiết cho các em khi chuyển tiếp lên bậc ĐH”, thầy Cường cho biết.

Bài, ảnh: Quang Long