Thứ sáu, 15/9/2023, 11h15

Ngày mới ở “cửa tử ” Cù Bai

Tiếng cưi giòn tan ca đám tr vui v tm bên chân bc sch gia ngày nng m, tiếng đc bài vang mt góc rng, dưi ánh đin sáng trưng ca các bà các m tham gia lp xóa mù gi lên khung cnh thanh bình. Bn Cù Bai (xã Hưng Lp, huyn Hưng Hóa, Qung Tr) - nơi đưc ví là “ca t” trong nhng năm tháng x dc Trưng Sơn đi cu nưc đã khoác lên mình chiếc áo mi, hòa bình và yên m. 


Ngày m Cù Bai

c sch v bn

Cù Bai vào tiết mùa thu vẫn có nhiều ngày nắng rát. Tầm xế trưa, khoảnh sân xung quanh công trình nước sạch ở trung tâm thôn tập trung rất đông bà con dân bản. Nhịp sống sôi động dưới tán rừng xanh thật yên bình. Ngoài 70 tuổi, già làng Hồ Văn Đôn phấn khởi cho biết: “Tôi rất vui khi thấy bản làng thay đổi từng ngày. Thời chiến tranh loạn lạc, Cù Bai hứng chịu hàng tấn bom đạn cày xới, nhiều cánh rừng trơ trọi. Hòa bình rồi, đời sống bà con ngày một khá giả hơn. Đường giao thông dẫn từ trung tâm xã vào tận Cù Bai, xe máy có thể đi bon bon chứ không phải vất vả băng rừng, lội suối như ngày trước. Cù Bai bây giờ có cả cổng làng, người dân bản mỗi lần đi qua cánh cổng này đều tự hào với quê hương mình. Vui nhất là bà con dân bản có nước sạch để dùng, biết sử dụng công trình vệ sinh để giữ gìn môi trường xanh sạch”.

Ký ức của già Đôn vẫn còn nhớ rõ hình ảnh các bà, các mẹ và lũ trẻ mỗi khi cần nước sinh hoạt đều lội ngược con suối lên phía đầu nguồn. Mùa hè, nước cạn thì chặng đường đi càng xa hơn. Mùa lũ, dòng nước đục ngầu, muốn có nước dùng phải xoay sang tận dụng tất cả vật dụng có trong nhà để hứng nước mưa. Vài năm trước, bà con trong thôn cùng nhau dẫn nước đầu nguồn về nhưng mưa rừng, nắng núi, công trình không trụ lại được bởi sự tàn phá của thiên tai. Nước sạch vẫn luôn là niềm trăn trở của mỗi người dân.

Năm 2023, công trình gồm bể chứa nước 20m3, 2 phòng tắm, 2 nhà vệ sinh khép kín được Đồn biên phòng Hướng Lập cùng nhóm thiện nguyện Trường Sa HQ 571/2014 xây tặng. Đại úy Nguyễn Đăng Anh, Đội trưởng Đội vận động quần chúng thuộc Đồn biên phòng Hướng Lập cho biết, công trình được xây dựng có tổng kinh phí 120 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Hướng Lập đảm nhận luôn phần thi công để tiết kiệm kinh phí mua nguyên, vật liệu. Vượt qua tiết trời tháng 7 khắc nghiệt, công trình đã hoàn thành sau hơn 1 tháng xây dựng, đưa nguồn nước sạch về cho bà con dân bản.

“Cù Bai còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của nhiều bản làng khác dọc dãy Trường Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm 60%. Việc tiếp cận với các nhu cầu thiết yếu, cơ bản còn thấp. Nằm ở địa hình hiểm trở nên đến mùa mưa lũ, hệ thống nước tự chảy của thôn bị bồi lấp, xuống cấp không sử dụng được, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Thấu hiểu những khó khăn vất vả đó, đơn vị đã kêu gọi nhà hảo tâm đóng góp kinh phí để xây dựng. Công trình xây xong được chính các chiến sĩ trực tiếp hướng dẫn, truyền thông về sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường để cuộc sống tốt hơn, bà con rất phấn khởi”, Đại úy Nguyễn Đăng Anh cho biết!

Thp đèn hc ch

Đêm, khi mọi vật chìm vào tĩnh lặng, các bà, các mẹ tuổi ngoại tứ tuần lại mang theo cặp sách đến lớp học xóa mù. Lớp có 21 học viên, độ tuổi từ 23-59 tham gia học tại điểm trường Cù Bai (Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lập). Từ thứ hai đến thứ sáu, đúng 19 giờ, lớp học lại bắt đầu với tiếng đọc bài vang vang, tiếng trả lời thầy cô giáo các phép toán.

Tròn 59 tuổi, bà Hồ Thị Bay mới bắt đầu nắn nót từng nét bút chì lên trang vở 5 ô ly. Đôi tay chai sần có phần khó khăn khi đưa nét bút nắn cho đều con chữ nhưng bà Bay vẫn rất ham học. Nhiều hôm, tiết học đã kết thúc, bà vẫn nán lại viết cho xong trang vở.


Ngưi dân Cù Bai vui mng trong ngày khánh thành công trình nưc sch, khu v sinh khép kín

Già làng H Văn Đôn, ch tay v phía cng làng, nói hào sng: “Trong chiến tranh, ngưi Cù Bai kiên cưng, dũng cm. Hòa bình, bà con mt lòng theo Đng, chăm ch, cn mn làm ăn, phát trin kinh tế vươn lên thoát nghèo; cùng vi chiến sĩ Đn biên phòng Hưng Lp, mi ngưi dân Cù Bai như mt ct mc bo v vng chc ch quyn lãnh th, an ninh biên gii quc gia”.

Thiếu tá Hồ Văn Lừa đảm nhiệm việc đứng lớp giảng dạy cho biết: “Lúc đầu, bà con có tâm lý ngại ngần vì lớn tuổi còn đi học. Thế nhưng, khi lớp học bắt đầu, bà con thấy vui và rất hào hứng khi tự mình biết đọc chữ. Vì thế, các mẹ, các chị lại tiếp tục rủ nhau đến lớp ngày một đông hơn”. Để tạo thêm cảm hứng học tập, câu chuyện về những tấm gương người dân bản học hành, đỗ đạt được thầy giáo dẫn chứng cho bà con nghe. Ngay như chức vụ Chủ tịch UBND xã hiện tại cũng do chị Hồ Thị Ven - một người phụ nữ Vân Kiều đảm nhiệm. Tấm gương ấy là động lực để các bà, các mẹ cố gắng hơn trong học tập cũng như bảo ban con cháu mình.

“Việc mở các lớp xóa mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất cần thiết và có ý nghĩa nhân văn. Các lớp học này không chỉ giúp người dân nơi biên cương biết đọc, biết viết, mà còn mở ra cơ hội để bà con tìm hiểu, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, mô hình kinh tế hay áp dụng vào sản xuất để cuộc sống mỗi ngày ấm no hơn. Đơn cử như ông Hồ Sỹ Nói - một trong những người dân bản đỗ vào Trường Sỹ quan Biên phòng 2 từ năm 1976, trở về đời thường ông trở thành tấm gương sản xuất kinh tế giỏi, đi đầu và hướng dẫn bà con cùng lao động, sản xuất để thay đổi đời sống. Bên cạnh đó, việc nâng cao dân trí giúp người dân thay đổi nhận thức, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội để xây dựng cuộc sống mới; chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Trung tá Hồ Lê Luận, chính trị viên Đồn biên phòng Hướng Lập cho biết.

Đến Cù Bai hôm nay, ít ai còn nhận ra địa danh “cửa tử” trên cung đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa. Những vườn cây kinh tế đã cùng cây rừng vươn lên xanh tốt, xóa dần dấu tích nham nhở của bom đạn chiến tranh. Những nếp nhà sàn dựng trên bình nguyên, phía trước là dòng suối, sau lưng là cánh rừng già xanh ngắt. Chiều, nhà nhà quây quần bên nhau sau một ngày làm việc và học tập, cùng nhau cơi bếp lửa hồng và dùng bữa cơm tối. Ấm cúng và yên bình.

Phan Vĩnh Yên