Thứ bảy, 2/12/2023, 11h16

Nhiều ngành nông, lâm không có người học

Cht lưng ngun nhân lc đưc xem là rào cn, thách thc nht cho phát trin nông nghip, nông thôn Vit Nam và nhiu nưc trên thế gii. Cht lưng lao đng thp khiến cho phn ln lao đng nông thôn dù có vic làm và làm nhiu gi trong tun nhưng vn khó khăn trong ci thin thu nhp. Vì vy, trong nhng năm gn đây, mt s ngành nông lâm, thy sn truyn thng có rt ít hoc thm chí không có sinh viên đăng ký hc.


Sinh viên mt trưng ĐH trong gi thc hành

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại một hội thảo giáo dục 2023 do Bộ GD-ĐT tổ chức vừa qua đã chỉ ra điều này, đồng thời đề ra những giải pháp cải tiến nguồn nhân lực của ngành trong thời gian tới.

Lao đng trình đ thp: Khó ng dng tiến b khoa hc k thut

Trong báo cáo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, vốn con người là tài sản quan trọng cho sự giàu có và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và các nguồn lực khác chỉ có thể phát huy tốt nhất lợi thế khi được kết hợp với lao động có trình độ, được đào tạo và thái độ làm việc tích cực.

Tuy nhiên, bộ này nhìn nhận, hiện tại, chất lượng nguồn nhân lực được xem là rào cản và thách thức nhất cho phát triển nông nghiệp, nông thôn không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu ở các nước đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực và sự phát triển của ngành nông nghiệp. Lao động không qua đào tạo hoặc trình độ đào tạo thấp hạn chế việc áp dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tiếp cận thị trường; sử dụng vốn đầu tư cũng như cơ hội chuyển đổi sang các ngành nghề có thu nhập cao hơn. Nhiều ý kiến cho rằng phần lớn lao động nông thôn dù có việc làm và làm nhiều giờ trong tuần vẫn khó khăn trong cải thiện thu nhập, mà lực cản chính là do chất lượng lao động thấp.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lao động không qua đào tạo có xu hướng dựa nhiều hơn vào những khoản cứu trợ của Nhà nước, bán tài sản, vật nuôi, đất đai và đặc biệt dễ bị tổn thương, tác động tiêu cực bởi các rủi ro đến từ thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Qua phân tích số liệu thống kê cho thấy, những lao động có bằng trung cấp nghề hoặc CĐ thì thu nhập cao hơn hẳn những người không có bằng cấp này.

Thế nhưng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho lao động ngành nông nghiệp theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn bất cập, hạn chế so với mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành. Dù tỷ lệ qua đào tạo trong ngành đến hết năm 2020 đã đạt 24% nhưng tỷ lệ lao động được cấp bằng, chứng chỉ đạt tỷ lệ thấp, khoảng 4,6%. Hiện lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm gần 30% lực lượng lao động cả nước nhưng sinh viên ĐH nhập học các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm chưa đến 2% tổng số sinh viên nhập học hàng năm.

Nhiu ngành nông, lâm không có ngưi hc

Theo thống kê từ các trường ĐH thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2016-2020, học sinh, sinh viên đăng ký các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản giảm trên 30% so với giai đoạn 2011-2015. Trong những năm gần đây, một số ngành nông lâm, thủy sản truyền thống có rất ít hoặc thậm chí không có sinh viên đăng ký học. Cụ thể, trong nhóm ngành nông nghiệp có sự suy giảm ở ngành khoa học đất, khuyến nông, chăn nuôi, nông học, khoa học cây trồng, phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp, bảo vệ thực vật. Nhóm ngành thủy sản giảm mạnh ở chuyên ngành khai thác thủy sản, quản lý và khai thác nguồn lợi biển đảo, khoa học thủy sản. Nhóm ngành lâm nghiệp giảm mạnh ở ngành lâm sinh, lâm học, quản lý tài nguyên rừng, lâm nghiệp đô thị. Nhóm ngành thủy lợi giảm mạnh ở ngành kỹ thuật tài nguyên nước, thủy văn, kỹ thuật xây dựng công trình thủy và kỹ thuật cấp thoát nước.

Sự mất cân đối về quy mô đào tạo diễn ra giữa các vùng lãnh thổ. Hiện một số vùng ở khu vực phía Bắc, quy mô đào tạo tương đối lớn so với nhu cầu nên người học tốt nghiệp khó kiếm việc làm đúng nghề tại địa phương. Trong khi nhu cầu nhân lực nông nghiệp một số khu vực trọng điểm phía Nam là rất lớn nhưng quy mô đào tạo chưa đáp ứng dẫn đến khó khăn cho các nhà tuyển dụng.

Tình trạng “chảy máu chất xám” cũng đã trở thành vấn đề quan tâm tại các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một số cán bộ, giảng viên, giáo viên có năng lực, được đào tạo ở nước ngoài xin nghỉ việc sang các trường khác hoặc những doanh nghiệp bên ngoài. Bên cạnh nguyên nhân liên quan đến lương và chế độ đãi ngộ, nhiều người xin nghỉ việc còn liên quan đến môi trường làm việc, điều kiện cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp, năng lực bản thân.

Nên điu chnh, đi tên mt s ngành hc truyn thng khó tuyn

Trong định hướng nhằm nâng cao chất lượng nhân lực cho phát triển nông nghiệp thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, các cấp ủy Đảng và lãnh đạo cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong tình hình mới; đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, cạnh tranh gia tăng, biến đổi khí hậu, những thách thức truyền thống và phi truyền thống mà ngành đang phải đối mặt.

Để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, cần dự báo nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề, từng cấp, trình độ, từng vùng kinh tế trên cả nước. Dự báo nhu cầu dựa trên đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng miền, từng nhóm sản phẩm. Công tác đào tạo còn phải góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với việc thúc đẩy các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp vùng và cấp tỉnh cũng như thực hiện mỗi xã, phường một sản phẩm. Bảo đảm công tác đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động.

Hin B Nông nghip và Phát trin nông thôn có 4 cơ s giáo dc ĐH (gm: Hc vin Nông nghip Vit Nam, Trưng ĐH Thy li, Trưng Lâm nghip, Trưng ĐH Nông Lâm Bc Giang) và 28 trưng CĐ. Ngoài ra, có 8 vin nghiên cu cũng tham gia đào to trình đ tiến sĩ.

Tính đến năm 2020, các trưng thuc b này đã có 373 ngành ngh đào to. Trong đó, 38 ngành ngh thc sĩ, tiến sĩ; 88 ngành trình đ ĐH; 112 ngành ngh CĐ và 135 ngành ngh trung cp. Ngoài các cơ s đào to thuc B Nông nghip và Phát trin nông thôn, trên c nưc hin nay có nhiu trưng ĐH, CĐ, trung cp có đào to các ngành, chuyên ngành v nông nghip, lâm nghip và thy sn.

Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực, theo bộ này, phải hướng tới nâng cao lợi thế cạnh tranh và tận dụng được cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải hỗ trợ giải quyết được những điểm nghẽn; phải nắm bắt xu thế phát triển của thời đại, đó là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý hệ thống, sản xuất tuần hoàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế để điều chỉnh, đổi tên một số ngành học truyền thống khó tuyển sinh trên cơ sở cập nhật nội dung chương trình theo chuẩn quốc tế; giảm bớt các nội dung không còn phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu xã hội. Đồng thời, mở rộng thêm các ngành nghề mới mà trường có lợi thế theo hướng đa ngành, đáp ứng nhu cầu xã hội và bảo đảm ổn định quy mô tuyển sinh.

Cùng với đó, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần lồng ghép vào thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của ngành. Đó là bảo đảm an ninh, lương thực quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động, chương trình xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.

Thc Trân