Thứ sáu, 17/5/2024, 10h46

Những kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc

Trong quá trình giáo dc, dy d hc sinh, giáo viên thưng gp nhng tình hung đòi hi phi kim chế, kim soát và qun lý tt cm xúc ca mình mi đt đưc hiu qu trong công vic cũng như các mi quan h. Vì vy, đi vi ph huynh cũng như mi giáo viên cn luôn hình thành và phát trin k năng tự điều chỉnh cảm xúc cho bn thân.


Đi vi ph huynh cũng như mi giáo viên, cn phi luôn hình thành và phát trin k năng tự điều chỉnh cảm xúc cho bn thân. Ảnh: IT

Cảm xúc là một thành tố rất quan trọng tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống và trở thành động lực chi phối, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc là tổng hòa các yếu tố kiến thức, thái độ và hành vi, cho phép cá nhân nhận thức, đánh giá và điều chỉnh cảm xúc của chính bản thân một cách có ý thức trên cơ sở những khuôn mẫu cảm xúc, các chuẩn mực văn hóa và gắn liền với tình huống cụ thể nhằm đạt được kết quả như mong muốn.

4 k năng quan trng

Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc của người giáo viên là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý lứa tuổi vào việc nhận diện, đánh giá, lựa chọn và điều khiển những cảm xúc của bản thân và học sinh cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp sư phạm cụ thể nhằm đạt được hiệu quả hoạt động giáo dục. Với cách tiếp cận trên, giáo viên trong quá trình công tác cần có những kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc thành phần sau:

Thứ nhất, kỹ năng nhận diện cảm xúc (đọc vị cảm xúc). Với kỹ năng này, đòi hỏi giáo viên cần chủ động phát hiện, giải mã những cảm xúc thông qua các hành vi, cử chỉ, điệu bộ, gương mặt, giọng nói, ngôn từ. Khía cạnh này thuộc về kỹ năng tự nhận thức được cảm xúc của mình và của khách thể giao tiếp. Trong quá trình tiếp xúc với học sinh, giáo viên phải nhận biết được thời điểm xuất hiện và nguyên nhân của cảm xúc, nhận biết được mối quan hệ giữa tình cảm và suy nghĩ, giữa lời nói và làm việc của bản thân cũng như của các em. Nhận biết cảm xúc này giáo viên thông qua các con đường như ngôn ngữ, hành vi, nét mặt… và các tín hiệu cơ thể khác. Sự nhận biết cảm xúc sẽ dẫn đường cho giáo viên có sự kiểm soát và tự điều chỉnh những cảm xúc, hành vi của mình trong cuộc sống và công tác. Kỹ năng nhận diện cảm xúc ở giáo viên được căn cứ vào việc quan sát những biểu hiện cảm xúc đang diễn ra như: các biểu cảm trên khuôn mặt, những thay đổi trên cơ thể và các hành vi, cử chỉ, điệu bộ. Khi nhận diện những biểu hiện của cảm xúc, giáo viên phải gọi tên, đặt câu hỏi để phán đoán, nhận định những cảm xúc mà học sinh đang diễn ra. Kỹ năng này của giáo viên được thể hiện ở chỗ hiểu được những loại cảm xúc của học sinh bộc lộ. Hiểu biết cảm xúc của giáo viên liên quan đến khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ mối quan hệ giữa các cảm xúc khác nhau. Thành phần này liên quan đến khả năng hiểu, nhận diện được cảm xúc. Hiểu biết cảm xúc thể hiện ở chỗ giáo viên hiểu được mức độ cảm xúc, tình cảm của bản thân, qua đó để ý và lắng nghe những mối quan tâm, cảm xúc của những người xung quanh, hiểu được nhu cầu, mong muốn được phát triển của học sinh và nâng đỡ các khả năng phát triển đó.

Thứ hai, kỹ năng đánh giá cảm xúc. Sau khi đã nhận diện và thấu hiểu được cảm xúc của bản thân và học sinh, một trong những kỹ năng thành phần hết sức quan trọng tạo nên kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc của giáo viên đó là kỹ năng đánh giá cảm xúc. Bằng các dấu hiệu cảm xúc đã được tích lũy từ kinh nghiệm sống, thông qua quá trình trải nghiệm, học hỏi, trên cơ sở mục đích hoạt động, trong những tình huống cụ thể, người giáo viên tiến hành so sánh, đánh giá xem cảm xúc ban đầu xuất hiện trong suy nghĩ của mình có phù hợp với thực tại hay không, từ đó ra quyết định có cần điều chỉnh cảm xúc đó hay không? Việc điều chỉnh cảm xúc nhằm che giấu cảm xúc thực của mình hay nhằm thay đổi hoàn toàn cảm xúc vốn có của bản thân và của học sinh. Đây là kỹ năng hết sức quan trọng, là cơ sở để giáo viên triển khai các kỹ năng lựa chọn và điều khiển cảm xúc cũng như đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình tự điều chỉnh cảm xúc trong quá trình ứng xử sư phạm, để từ đó tiếp tục có sự cân nhắc và đưa ra quyết định có tiếp tục tự điều chỉnh nữa hay không.

Thứ ba, kỹ năng lựa chọn cảm xúc. Trên cơ sở thực hiện đánh giá tình huống, mục đích hoạt động của mình đang hướng tới. Người giáo viên sẽ lựa chọn giữa việc tự điều chỉnh cảm xúc của mình và của học sinh. Việc tự điều chỉnh cảm xúc của mình là nhằm thay đổi cảm xúc hay chỉ nhằm che giấu cảm xúc thực của bản thân. Khi đã có được lựa chọn cho mình, trên cơ sở kiến thức về các phương pháp tự điều chỉnh cảm xúc, người giáo viên sẽ tiến hành bước tiếp theo, đó là lựa chọn phương pháp tự điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với tình huống sư phạm để lại ấn tượng tốt nhất trong lòng học sinh.

Thứ tư, kỹ năng điều khiển cảm xúc. Điều khiển cảm xúc biểu hiện trước hết ở kỹ năng giáo viên duy trì cảm xúc ở mức làm chủ, giữ cân bằng, tránh sự thái quá trong việc thúc đẩy hành động, khi có những kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài. Người có kỹ năng điều khiển cảm xúc là người luôn giữ được bình thản, điềm tĩnh đến mẫu mực, nghiêm túc trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử, trước những kích thích có thể gây ra những rung cảm, xúc động với cường độ cao và không bị những cảm xúc đó làm biến dạng, méo mó về nhân cách. Người có kỹ năng điều khiển cảm xúc đồng thời vừa là người biết “bộc lộ cảm xúc” vừa biết “che giấu cảm xúc thực” một cách phù hợp của mình trước người khác bằng các điệu bộ, cử chỉ, cơ thể và ngôn ngữ, trong những tình huống cần thiết, để mang lại hiệu quả hành động cũng như ứng xử, không để mình rơi vào trạng thái mất kiểm soát “giận cá chém thớt” gây hiệu ứng xấu trước học sinh.

Nâng cao hiệu quả công việc

Việc thực hiện thành thạo 4 kỹ năng thành phần trên sẽ giúp cho giáo viên các nhà trường phổ thông có được kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc trước học sinh, qua đó giúp họ chủ động kiềm chế sự bốc đồng và những cảm xúc tiêu cực; giữ bình tĩnh và quyết đoán ngay cả khi sự việc bất ngờ hoặc không như mong muốn xảy ra; có thể suy nghĩ một cách chín chắn, thấu đáo, kỹ lưỡng, hướng tới việc đạt được thành công đối với các mục đích đã định một cách liên tục và bền vững, có xu hướng tự phân tích, cởi mở, thiện chí và tự lập. Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc có vai trò rất quan trọng đối với giáo viên nhà trường phổ thông. Việc nghiên cứu, nắm chắc và thực hiện tốt các yêu cầu về kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc đối với giáo viên là cơ sở để giáo viên có thể nâng cao kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc của mình, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng giáo dục học sinh thông qua việc cân bằng đời sống cảm xúc của bản thân.

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)