Thứ sáu, 1/12/2023, 14h24

Nở rộ mua sắm online: Làm sao bảo vệ người tiêu dùng?

Dân s Vit Nam mua sm online cao nht Đông Nam Á vi 49,3 triu ngưi, tương đương 41% t l dân s. Vn đ đt ra vi các cơ quan qun lý Nhà nưc là làm sao h tr ngưi tiêu dùng không mua phi hàng gi, hàng kém cht lưng khi mua sm trc tuyến…


Lc lưng chc năng TP.HCM tiến hành tiêu hy các sn phm hàng gi, hàng nhái

Gn mt na dân s mua sm online

Theo ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), 2 năm trở lại đây, trước những thuận lợi trong mua sắm hàng hóa mà thương mại điện tử (TMĐT) mang lại, người mua dần thay đổi thói quen chuyển từ mua trực tiếp sang mua trực tuyến. Thống kê cho thấy, doanh số bán lẻ trên internet năm 2020 tại Việt Nam là 13 tỷ đồng. Đến năm 2022, con số này tăng vọt lên 35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số mua sắm cao nhất Đông Nam Á. Gần 1 nửa dân số Việt Nam mua sắm online, cao nhất Đông Nam Á.

Các sàn giao dịch TMĐT đang là nơi mua sắm phổ biến của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện thì việc mua bán trên sàn TMĐT cũng đã và đang tạo ra những thách thức cho các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa. Cụ thể, đầu tháng 11-2023, lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra đột xuất một kho hàng lớn ở Gia Lai. Quá trình theo dõi, QLTT bắt quả tang các đối tượng này livestream bán hàng trên Facebook với lượng theo dõi lên đến hàng chục ngàn người. Lượng hàng hóa chốt đơn thông qua livestream hàng ngày được phân phối khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước thông qua hình thức chuyển phát nhanh. Khi lực lượng chức năng kiểm tra đã phát hiện và thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm vi phạm với đủ các lĩnh vực từ hàng thời trang, gia dụng, tiêu dùng, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm...

Trong các ngày 28-9, 5-10 và 2-11-2023, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra đột xuất tại 3 hộ kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Các trường hợp này được kiểm tra sau khi theo dõi, thẩm tra, xác minh thông tin về việc các cá nhân sử dụng tài khoản Zalo, Facebook để livestream bán hàng có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra phát hiện hơn 110 đơn vị sản phẩm là sữa tắm, xà phòng, son, nước hoa, kem ủ trắng da, kem dưỡng da mặt, nước dưỡng da mặt… không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo đó, lực lượng chức năng đã phạt hành chính 3 hộ kinh doanh này, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm nói trên.

Trước đó, lực lượng QLTT cũng đã phát hiện, xử lý hàng loạt các kho hàng với quy mô lớn, kinh doanh chủ yếu trên các nền tảng TMĐT tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước... Nhiều đối tượng sau đó đã bị khởi tố vì hành vi “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

“Dường như các sàn TMĐT tổ chức việc mua bán quá dễ dàng, hàng giả, hàng nhái tràn lan”, ông Linh nói.

Cũng theo ông Linh, Tổng cục QLTT thường xuyên nhận được phản ánh của các nhãn hàng chính hãng về tình trạng hàng giả, nhái ngay trên sàn TMĐT Lazada, Shopee, TikTok. Song song đó là Facebook, Zalo cũng tạo ra đất sống cho hàng giả, hàng nhái.

Thông tin thêm về tình trạng hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT, Thượng tá Phạm Công Hải - Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) - cho biết, trên không gian mạng hiện nay có rất nhiều hình thức vi phạm liên quan đến TMĐT. Vi phạm điển hình là bán hàng giả của các nhãn hàng lớn. Lực lượng công an đã phát hiện và xử lý nhiều đối tượng bán hàng giả, hàng fake của các thương hiệu lớn như: LV, Gucci, Montblanc... Các loại hàng giả chủ yếu là: túi, ví, dây lưng, đồng hồ, quần áo, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm... Các sản phẩm này chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc, nhập lậu về Việt Nam.

Gi t gói thuc lào, bao diêm

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương) - cho hay, các mặt hàng bị làm giả, làm nhái trên TMĐT rất đa dạng và khó phát hiện, do hình ảnh và thông tin sản phẩm cung cấp trên các trang bán hàng là thật. Người bán hàng thường không có kho hàng, chỉ bán online, làm cộng tác viên trung gian... nên lực lượng chức năng rất khó kiểm tra, xử lý. Một thủ đoạn khác là các đối tượng chỉ chạy một link bán hàng trên 50 Fanpage khác nhau, mỗi page chỉ cần bán vài đơn hàng là họ khóa trang, xóa dấu vết nên ngoài các giải pháp kỹ thuật, cần sự phối hợp của các đơn vị.

Hàng giả, hàng vi phạm trên mạng có từ gói thuốc lào đến bao diêm Thống Nhất. Cơ quan quản lý biết là hàng hóa vi phạm nhưng để xử lý thì không dễ dàng.

“Với bán hàng online, lực lượng chức năng khó xác định địa điểm mua bán, người bán, kho hàng, thời điểm giao kết hợp đồng và chứng cứ cũng dễ dàng bị thay đổi”, ông Linh nêu thực tế.

TP.HCM tiêu hủy gần 2.000 sản phẩm hàng giả

Ngày 2-11, tại Chi nhánh Môi trường Đô thị Sài Gòn - Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM, Đội QLTT số 5, Cục QLTT TP đã thực hiện tiêu hủy hàng hóa đối với 1.910 đơn vị sản phẩm vi phạm, có tổng trị giá 260.930.000 đồng. Theo đó, hàng hóa tiêu hủy là quần áo, vải, giày, dép, ốp lưng điện thoại di động, túi… không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn sử dụng và hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu: Chanel, Nike, Hermes, Louis Vuitton, Burberry, Dior.

Trong các tháng cuối năm, nguồn hàng hóa di chuyển vào thị trường từ hướng biên giới Tây Nam được tập kết tại các kho hàng, điểm trung chuyển, chứa trữ và được bày bán, kinh doanh tại các tuyến phố du lịch, địa bàn nổi cộm, trọng điểm, trung tâm thương mại sẽ hoạt động sôi nổi nên Cục QLTT TP.HCM tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT tập trung đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nghiệp vụ giám sát, thẩm tra, xác minh để kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Ông Linh nhận định, TMĐT hiện nay chi phối rất nhiều hoạt động trong cuộc sống, đòi hỏi lực lượng chức năng phải kịp thời nắm bắt, có phương pháp kiểm soát phù hợp thực tế nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm TMĐT hoạt động lành mạnh.

Để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên TMĐT, ông Linh xác định: “TMĐT sẽ là mặt trận đấu tranh chủ yếu trong ba năm tới. TMĐT tăng trưởng rất nhanh, nếu không đấu tranh mạnh mẽ, đây sẽ là nơi hàng giả, hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ phát triển tràn lan, khó kiểm soát”.

Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống quản lý không gian mạng, hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro cho chuyển đổi số xuyên suốt, thống nhất từ Trung ương tới QLTT địa phương để kịp thời xử lý các sự cố, vụ việc vi phạm.

Mặt khác, TMĐT, mạng xã hội là không gian vô cùng rộng lớn, xuyên biên giới. Do vậy, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phòng chống hàng giả trên TMĐT. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thanh kiểm tra, kiểm soát hoạt động lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thùy Linh