Thứ năm, 11/4/2024, 15h28

Phải thay đổi tư duy chọn trường dựa vào điểm chuẩn

Chn trưng theo bn bè, theo k vng ca ph huynh mà không gn vi năng lc hc tp thì đu có th dn đến rt k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp.


Cô Nguyn Đoan Trang chp hình lưu nim cùng các em hc sinh ca trưng d thi hc sinh gii cp thành ph

Chn nguyn vng phi căn c vào nhiu yếu t

Có thể nói, sau 2 năm Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở bậc THPT, phụ huynh học sinh lớp 9 đã có sự quan tâm đến chương trình trong quá trình đặt nguyện vọng thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Cụ thể, phụ huynh mong muốn tìm hiểu về chương trình mới, về những điểm mới mà chương trình triển khai ở bậc THPT… So với năm đầu tiên triển khai chương trình mới ở bậc THPT, sự quan tâm của phụ huynh hiện nay đã là tín hiệu tốt, cho thấy có sự chuyển biến nhiều trong nhận thức, mong muốn tìm hiểu về chương trình mới ở bậc THPT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc quan tâm về chương trình mới của phụ huynh lại chưa tác động mạnh mẽ đến việc chọn nguyện vọng trường THPT trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Tức là, tư duy chọn nguyện vọng dựa chủ yếu vào điểm chuẩn của trường và mong muốn con mình được học trường có môi trường tốt, trường tốp trên, trường “hot” vẫn còn “ăn sâu” ở nhiều phụ huynh.

Những quan tâm về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT là bước chuẩn bị giúp học sinh an tâm hơn khi bước vào bậc THPT. Bởi trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT, học sinh sẽ được lựa chọn các môn học lựa chọn ngay từ đầu năm học lớp 10, để gắn với định hướng nghề nghiệp. Với 2 môn học lựa chọn là âm nhạc và mỹ thuật, có trường tổ chức được, có trường không tổ chức được do còn phụ thuộc vào giáo viên. Vì thế, nếu có quan tâm đến ngành nghề có liên quan đến khối nghệ thuật thì việc chọn được trường THPT có tổ chức giảng dạy các môn học này sẽ là lợi thế cho học sinh. Điều này cho thấy rằng việc chọn nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 công lập hiện nay cần thiết phải khác đi, nếu chỉ căn cứ vào điểm chuẩn của trường THPT thôi thì chưa đủ, phụ huynh còn cần căn cứ thêm vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là cách thức tổ chức Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các trường THPT mà cụ thể là về các môn học lựa chọn (có môn học mà bản thân học sinh mong muốn học gắn với định hướng nghề nghiệp hay không…). Bên cạnh đó, phụ huynh cần phải quan tâm đến quãng đường di chuyển từ nơi cư trú đến trường THPT, đảm bảo làm sao phải thuận tiện cho học sinh đi lại trong suốt 3 năm học THPT.

Rt lp 10 công lp vì đăng ký nguyn vng ch quan

Đối với học sinh, khi đặt nguyện vọng trường, điều sai lầm mà các em thường mắc phải là chọn nguyện vọng theo bạn bè. Thấy bạn bè chọn trường nào thì chọn theo mà không căn cứ vào năng lực học tập của mình. Nhiều trường hợp rớt lớp 10 công lập cũng xuất phát từ lý do này. Ngoài ra, việc chọn nguyện vọng theo sự kỳ vọng của ba mẹ, chọn trường có điểm chuẩn cao mà không đánh giá đúng năng lực học tập của bản thân cũng là lý do phổ biến khiến học sinh rớt lớp 10 công lập.


Vào l
p 10 công lp không phi là con đưng duy nht dn đến thành công sau THCS

Đi vi hc sinh, khi đt nguyn vng trưng, điu sai lm mà các em thưng mc phi là chn nguyn vng theo bn bè. Thy bn bè chn trưng nào thì chn theo mà không căn c vào năng lc hc tp ca mình. Nhiu trưng hp rt lp 10 công lp cũng xut phát t lý do này.

Theo thống kê, mỗi mùa tuyển sinh 10, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) có khoảng 40% phụ huynh học sinh lớp 9 chọn theo xu hướng như vậy. Dù công tác tư vấn của giáo viên chủ nhiệm có đẩy mạnh đến đâu thì con số này cũng chỉ giảm được 20%, vẫn còn 20% phụ huynh kiên định với sự lựa chọn của mình. Trong số 20% phụ huynh kiên định với các lựa chọn chủ quan này, có khoảng 7-8% học sinh rớt lớp 10 công lập; những em còn lại trúng tuyển song không đúng mong muốn, không đúng năng lực của mình mà trúng tuyển nguyện vọng 2, 3 rất đáng tiếc. Năm nay, để hạn chế thực trạng này, từ kết quả học tập của học sinh và dựa trên đăng ký nguyện vọng lần 1 của các em, giáo viên chủ nhiệm sẽ mời trực tiếp phụ huynh để tư vấn theo hình thức 1:1 - tức là giáo viên tư vấn cho từng phụ huynh để phân tích kỹ lưỡng.

Riêng các trường hợp học sinh nằm trong vùng “không an toàn” với tổng điểm 3 môn thi tuyển sinh dưới 18 từ kết quả học kỳ I, giáo viên chủ nhiệm sẽ tư vấn trước để phụ huynh nhìn nhận đúng năng lực của con, qua đó chọn lựa được hướng đi phù hợp nhất. Sau đó, đến đầu tháng 4, căn cứ vào kết quả kiểm tra giữa kỳ, nhà trường tiếp tục mời phụ huynh họp một lần nữa, lần này tập trung vào học sinh trung bình khá, trước thời điểm các em chốt nguyện vọng tuyển sinh.

Trưng THPT công lp không phi là con đưng duy nht

Học tập ở trường THPT công lập chỉ là một trong nhiều hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS, bên cạnh đó còn các hướng đi khác như: học tập ở trường THPT ngoài công lập; học tập tại trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX; học TC nghề... Hướng đi nào cũng đều mang đến thành công cho học sinh. Điều quan trọng nhất là sự phù hợp với năng lực học sinh, điều kiện gia đình và định hướng nghề nghiệp của các em sau này.

Tại TP.HCM, các trường TC nghề, trung tâm GDTX… được thành phố quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp; chương trình đào tạo được nâng cao cả về chất và lượng, đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, phụ huynh cần quan tâm về sức học của con mình, điều kiện gia đình, định hướng nghề nghiệp để chọn lựa cho con môi trường học phù hợp nhất. Có thể nói, vào lớp 10 công lập không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công sau THCS.

Nguyn Đoan Trang
(Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Du, Q.1, TP.HCM)