Thứ năm, 23/3/2023, 10h40

Thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ 2025

D kiến t 2025, B GD-ĐT s tng bưc thí đim t chc thi tt nghip THPT trên máy tính đi vi các môn trc nghim nhng đa phương có đ điu kin; thí sinh d thi 6 môn trong đó, lch s tr thành môn bt buc…


Thí sinh sau gi thi tt nghip THPT năm 2022

Đây là một số nội dung trong dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT ban hành tuần qua để lấy ý kiến rộng rãi. Cũng theo dự kiến này, cho đến năm 2030, sẽ chuyển sang tổ chức thi trắc nghiệm trên toàn quốc khi tất cả địa phương có đủ điều kiện.

Lch s thành môn bt buc

Cụ thể, theo dự thảo, giai đoạn từ năm 2025-2030 sẽ giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn trắc nghiệm ở những địa phương có đủ điều kiện. Có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính. Từ sau năm 2030, sẽ chuyển sang tổ chức thi trắc nghiệm trên toàn quốc các môn trắc nghiệm khi tất cả địa phương có đủ điều kiện.

Kỳ thi sẽ được tổ chức thi theo môn. Trong đó, các môn bắt buộc đối với hệ giáo dục phổ thông là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, lịch sử; đối với hệ giáo dục thường xuyên là toán, ngữ văn, lịch sử. Các môn lựa chọn ở bậc THPT gồm: Lý, hóa, sinh, địa, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.

Theo đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn lựa chọn trong số 4 môn đã chọn học. Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn đã chọn học. Môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực. Nội dung thi nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu là chương trình giáo dục cấp THPT.


Thí sinh TP.HCM d thi tt nghip THPT năm 2022

Bộ GD-ĐT quy định khung thời gian tổ chức thi (lịch thi chung) phù hợp với kế hoạch thời gian năm học để thống nhất trong cả nước; đồng thời có sự linh hoạt, ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trong toàn quốc và từng địa phương. Kết quả thi được dùng xét công nhận tốt nghiệp THPT; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp sử dụng tuyển sinh.

Huy đng ngun lc ln đ ng dng công ngh thông tin

Bộ GD-ĐT cho biết, để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngân hàng câu hỏi thi cho tất cả các môn phải được làm mới hoàn toàn theo định hướng đánh giá năng lực. Bộ GD-ĐT cần phải chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi rất lớn cho 17 môn bao gồm: Toán, ngữ văn, ngoại ngữ 1 (gồm 7 ngoại ngữ khác nhau), lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ, tin học. Trong đó, có 3 môn là giáo dục kinh tế và pháp luật, công nghệ, tin học lần đầu tiên được xây dựng ngân hàng câu hỏi thi. Bên cạnh đó, đến năm 2024 mới có sách giáo khoa lớp 12 và với nhiều bộ sách khác nhau nên công tác chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi sẽ gặp áp lực về thời gian.

Bộ GD-ĐT cũng cho hay, cần huy động nguồn lực lớn để ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi trong tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Giữa các địa phương chưa có sự đồng đều trong những điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện theo sự tiến bộ của người học, bảo đảm nhu cầu học tập suốt đời phù hợp với hội nhập quốc tế. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện để thực sự đồng bộ và hệ thống; bảo đảm là điều kiện để thi, kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa cấp bộ, cấp địa phương và cấp trường trong thi, kiểm tra đánh giá. 

B GD-ĐT cho biết, đ phù hp vi Chương trình giáo dc ph thông 2018, ngân hàng câu hi thi cho tt c các môn phi đưc làm mi hoàn toàn theo đnh hưng đánh giá năng lc. B GD-ĐT cn phi chun b ngân hàng câu hi thi rt ln cho 17 môn; trong đó, có 3 môn là giáo dc kinh tế và pháp lut, công ngh, tin hc ln đu tiên đưc xây dng ngân hàng câu hi thi. Bên cnh đó, đến năm 2024 mi có sách giáo khoa lp 12 và vi nhiu b sách khác nhau nên công tác chun b ngân hàng câu hi thi s gp áp lc v thi gian.

Dự thảo hiện nay đã và đang nhận được nhiều ý kiến góp ý từ phía đại diện các trường ĐH. TS. Mai Đức Toàn (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Gia Định) nhận định, việc triển khai thi tốt nghiệp THPT trên máy tính là tất yếu, rất ủng hộ phương thức này. Nhưng để có cơ sở thực hiện, TS. Toàn cho rằng, trong lộ trình, cần công nghệ hóa tại các trường THPT và các sở GD-ĐT trên cả nước. Bên cạnh đó, theo TS. Toàn, việc lịch sử là môn bắt buộc là hợp lý, vì môn học này cần thiết và không thể thiếu trong giáo dục đào tạo học sinh Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Mai Bình (Phó Trưởng phòng Đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM) đề xuất việc đăng ký dự thi nên thực hiện trực tuyến để phù hợp với chủ trương tổ chức thi trên máy tính. Sau đó, các sở GD-ĐT có thể kiểm tra, xét điều kiện cho phép thi sinh dự thi tốt nghiệp. Hiện ở xét tuyển ĐH, các trường đã áp dụng phương thức đăng ký trực tuyến rồi. Việc này, dự thảo mới chỉ quy định, người học đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục nơi học xong lớp 12 (trong năm tổ chức kỳ thi) hoặc tại địa điểm do sở GD-ĐT quy định. Hồ sơ đăng ký dự thi được chuyển về sở GD-ĐT để xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức thi.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng cần thiết để lịch sử trở thành môn bắt buộc trong kỳ thi vì tầm quan trọng của môn học này. Tuy nhiên, đi cùng với đó, cần đổi mới việc dạy, học, kiểm tra đánh giá để lịch sử thực sự thu hút người học.

Mê Tâm