Thứ năm, 17/10/2019, 21h46

Ý tưởng mới “giải cứu” môi trường

Ô nhim môi trưng đang là vn đ nhc nhi ca Vit Nam; ti TP.HCM, các bn tr đang n lc “gii cu” môi trưng  bng nhng ý tưng mi, sn phm đc đáo đưc gii chuyên môn đánh giá cao.

Nhóm Bitbo gii thiu v d án màng lc to hp thu khí CO2 t pô xe

Màng to gim khí thi CO2

Tấm màng lọc hấp thụ khí CO2 từ tảo gắn trên pô xe máy là ý tưởng của nhóm sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) có tên Bitbo. Các thành viên trong nhóm có ưu điểm là nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, đặc biệt là yêu môi trường và muốn lập dự án với mô hình kinh doanh lấy lợi nhuận để tăng tính bền vững của dự án.

Theo đại diện nhóm Bitbo, khảo sát tại TP.HCM cho thấy, xe máy chiếm 95% phương tiện giao thông. Khí thải từ xe máy là một trong những nguyên nhân gây nóng lên toàn cầu. Để cải thiện tình trạng này, nhóm đưa ra giải pháp giảm lượng khí thải CO2 phát ra từ xe máy là sử dụng tấm màng lọc hấp thụ khí CO2 từ tảo với mục tiêu giảm thiểu phát thải khí CO2 từ pô xe máy, giúp người dân thoải mái khi ra đường, nâng cao chất lượng cuộc sống. “Tảo là loài thực vật rất dễ sống và có khả năng quang hợp CO2 cao. Công nghệ này thế giới đã sử dụng, riêng tại Việt Nam, vào năm 2006, Viện Nghiên cứu khoa học vật liệu đã chế tạo ra pô xe có thể lọc được khí thải, tuy nhiên vì khó sử dụng và giá thành rất cao nên chưa được áp dụng rộng rãi và thương mại hóa. Với giải pháp màng lọc từ tảo, dễ sử dụng, giá thành rẻ và thân thiện với môi trường, Chính phủ có thể giảm chi ngân sách giải quyết hậu quả ô nhiễm phát thải khó”, đại diện nhóm Bitbo cho biết.

Để thu khí CO2 từ màng lọc, nhóm đã dùng tảo ngâm cồn để tạo ra chất diệp lục nhân tạo, ban ngày thực hiện quá trình quang hợp, CO2 sẽ được giữ lại. Trong quá trình dùng thử, nhóm đã tính được, cứ khoảng 100% CO2 từ pô xe máy thải ra thì tảo sẽ giữ lại khoảng 70-80%. Ngoài việc hấp thu CO2 thải ra, màng lọc tảo còn là sản phẩm trang trí và đặc biệt là ngăn không cho nước vào bên trong pô xe khi bị ngập nước.

Các thành viên nhóm Bitbo cho biết, trong quá trình lên ý tưởng, khảo sát… cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là người dân không chủ động sử dụng để bảo vệ môi trường, đó chính là thách thức trong việc tiếp cận, tuyên truyền sử dụng sản phẩm. Trước mắt, nhóm sẽ không tiếp cận thị trường theo hướng bán lẻ mà thông qua các tổ chức, liên kết với các nguồn quỹ bảo vệ môi trường, xây dựng các kênh truyền thông đến người tiêu dùng.

Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm Bitbo đã được sự hỗ trợ về chuyên môn từ TS. Nguyễn Nhật Huy (chuyên gia môi trường, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM). Trước đó, công nghệ này ông Huy đã thử nghiệm thành công, tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng thực tế.

Với thông điệp bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, nhóm Bitbo đang cố gắng hoàn thiện mẫu sản phẩm để giới thiệu đến người tiêu dùng qua trang web, mạng xã hội facebook… Mỗi sản phẩm được bán với giá 200.000 đồng/6 tháng sử dụng, đây là giá hợp lý từ khảo sát ở người tiêu dùng/6 tháng sử dụng. Như vậy mỗi năm, người tiêu dùng chỉ phải bỏ ra 400.000 đồng. “Nếu nghiên cứu này thành công không chỉ được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học mà còn trong thực tế, và đây là một phát minh lớn góp phần bảo vệ môi trường”, bà Châu Ngọc Cẩm Vân (Phòng Thông tin và Giáo dục môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM) đánh giá.

Nhóm Thách thc là đng lc chia s gii pháp làm bè sinh hc gim ô nhim kênh Ba Bò

Bè sinh hc lc nưc ô nhim

Đây là giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò do nhóm sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) lên ý tưởng và đang thực hiện. Tuyết Ngân (đại diện nhóm Thách thức là động lực) cho biết nhóm đã chọn kênh Ba Bò (chảy qua Dĩ An, Bình Dương và Q.Thủ Đức, TP.HCM) để khảo sát, nghiên cứu và lắp bè sinh học. Kênh này mặc dù đã nhiều lần khắc phục nhưng tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. “Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bệnh sốt xuất huyết, hạn chế mùi hôi… với chi phí đầu tư rẻ, dễ làm. Đó là điều trăn trở của các thành viên trong nhóm. Khi có ý tưởng, nhóm đã thiết kế bè sinh học để hạn chế các thành phần có trong nước kênh ô nhiễm như ni-tơ, phốt-pho, kim loại nặng, hợp chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh…”, Tuyết Ngân cho hay.

Theo Tuyết Ngân, bè sinh học sử dụng thực vật là chính, cụ thể là cỏ có bộ rễ phát triển kết hợp với xơ dừa để tạo độ bám, nhờ đó mà hấp thụ các chất độc hại trong nước và lưu giữ trong rễ hình thành môi trường sống như màn sinh học giúp vi sinh vật sinh sống. Bè sinh học có thể thiết kế tùy vào nơi đặt như kênh, mương, ao, hồ… nuôi tôm cá hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Khi hết chu kỳ sống của cây, có thể thu gom cây cũ để làm phân bón và lắp cây mới vào bè. Giải pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, dễ vận chuyển, cải thiện chất lượng dòng nước, tạo cảnh quan và môi trường sống.

Thời gian tới, để giải pháp mang tính bền vững, sử dụng lâu dài và rộng rãi, nhóm sẽ nghiên cứu sử dụng các loại cây khác lọc được nhiều chất hữu cơ trong nước tốt hơn, cải thiện từ các loại vật liệu rẻ tiền, bền, qua đó tận dụng các nguồn lực xã hội.

T.Anh